Minigame không chỉ mang lại niềm vui cho người chơi mà còn là công cụ tăng doanh thu, tương tác, tăng khách hàng trung thành và nhiều lợi ích khác nữa.
Làm cách nào để tăng doanh số, chính là điều mà những người làm kinh doanh luôn đau đáu trong mình. Sự phát triển của xã hội, sự hòa nhập của các nền kinh tế vừa là một tín hiệu đáng mừng trong việc phát triển kinh tế toàn cầu, lại là thách thức lớn với người làm kinh doanh.
Đừng nóng vội, ngồi xuống uống miếng nước ăn miếng bánh và đọc bài viết này, và nó sẽ mang đến những điều hữu ích cho bạn.
Nào, cùng bắt đầu nhé!
Nói nôm na thì Gamification chính là đưa yếu tố game vào trong các hoạt động “khô khan” từ đó giúp tăng động cơ và hứng thú hơn trong các hoạt động đó. Thật ra, gamification đã từ lâu “len lỏi” vào trong cuộc sống của bạn. Những chiếc thẻ thành viên của một thương hiệu nào đó, hay những lần vào siêu thị và cố gắng mua đủ hóa đơn với giá trị được yêu cầu để được một lần rút thăm trúng thưởng hay quay vòng quay may mắn…
Và đối với marketing, thì ứng dụng gamification chính là tổ chức các chiến dịch minigame để khách hàng vừa chơi vui, vừa trúng quà. Đối với marketing truyền thống, minigame thường được tổ chức offline ở những khu trung tâm thương mại đông đúc, từ đó tăng số lượng khách hàng tham gia được nhiều hơn. Còn với sự “đổ bộ” của Internet, minigame tech đã và đang được các doanh nghiệp tin dùng và chọn lựa bởi sự tiện lợi mà nó mang lại.
Có một điều phải thừa nhận là, không ai không thích chơi game, đúng không? Mà nhất là chơi game có quà nữa thì lại càng thích.
Với hoạt tính sôi nổi vốn có, minigame góp phần tăng tương tác với người dùng. Chơi game vui nhận liền quà là điều mà bất kỳ ai cũng thích. Vậy nên, với bản chất thu hút tự nhiên, tổ chức một chiến dịch minigame không đòi hỏi quá nhiều sự đầu tư cho các chiến lược PR hay chạy quảng cáo mà chỉ cần tập trung cho khâu vận hành thật “mượt”, sẽ “lôi kéo” được rất nhiều khách hàng hứng thú tham gia.
“Xe ôm” công nghệ giúp bạn đi chợ, “giúp việc” công nghệ giúp bạn dọn dẹp nhà cửa và minigame công nghệ giúp khách hàng của ở nhà chơi game vừa vui và vẫn có quà thật. Khách hàng vui thì doanh nghiệp cũng vui.
Việc tiếp xúc với hàng trăm loại nội dung mỗi ngày làm cho người đọc bị “lười biếng”, và giải pháp cho căn bệnh trầm kha này chính là những dạng nội dung tương tác hấp dẫn, thú vị và được gọi chung là Quiz Content.
Minigame tăng nhận diện thương hiệu của Fresh Saigon
Sự phủ sóng của quảng cáo với đa kênh giúp doanh nghiệp tăng được điểm chạm trong hành trình khách hàng, và minigame cũng chính là một kênh hữu hiệu trong việc tăng nhận diện thương hiệu. Mix and match hình ảnh thương hiệu, logo, màu sắc và Quiz content với nhau giúp khách hàng trở nên quen thuộc với thương hiệu hơn.
Tăng nhận diện thương hiệu làm cho khách hàng trở nên quen thuộc, gần gũi với doanh nghiệp. Từ đó tăng được độ tin cậy, theo dõi và ủng hộ các hoạt động của doanh nghiệp bởi khách hàng.
Tương tác chính là thước đo lường sự quan tâm của khách hàng với nội dung trên mạng xã hội. Tương tác trên facebook có thể là các hoạt động click, like, share hay comment; với youtube sẽ là các hoạt động subscribe, like, unlike, save… và tương tự với những nền tảng mạng xã hội khác.
Thế nhưng, với việc tiếp xúc quá nhiều loại nội dung mỗi ngày, liệu bao nhiêu dạng nội dung thật sự ấn tượng và đủ khiến cho khách hàng “like” vì nội dung đó.
Minigame tăng tương tác thành công của 160Store
Khác với những nội dung cơ bản thông thường, tương tác thông qua mini game không chỉ là sự kết hợp giữa các call-to-action (khách hàng phải like, comment và share để nhận quà) mà còn đo lường được số lượt chơi, lượt tham gia của khách hàng qua từng lần… Và còn có thể đo được lượt truy cập về website của doanh nghiệp sau khi khách hàng chơi minigame.
Sau khi ghi dấu ấn trong lòng khách hàng bằng những nội dung sinh động, trò chơi hấp dẫn. Tiếp theo chính là sử dụng Chiến lược phần thưởng giúp tăng khách hàng tiềm năng hiệu quả. Bằng cách sử dụng phần thưởng trong minigame là các sản phẩm của doanh nghiệp hoặc các voucher mua hàng.
Với sản phẩm: trao trực tiếp cơ hội dùng thử - cảm nhận thật cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của bạn. Nhưng phải đảm bảo mang một sản phẩm chất lượng thật sự đến với khách hàng nếu không muốn bị “tác dụng ngược” nhé.
Minigame cửa Dolpan Sam mang đến cơ hội cho tất cả khách hàng một bữa ăn tại nhà hàng này.
Với voucher mua hàng: đánh vào tâm lý không muốn bỏ phí cơ hội mua hàng rẻ để khách hàng mua ngay sản phẩm dù chưa thực sự có nhu cầu. Phần thưởng này cũng có thể áp dụng với khách hàng cũ để kích cầu số lượng sản phẩm mua được nhiều hơn.
Tăng nhận diện thương hiệu theo chiều hướng tích cực giúp khách hàng có thiện cảm với doanh nghiệp. Lâu dần có thể giúp doanh nghiệp chiếm được tình cảm của khách hàng và có chỗ đứng trong lòng khách hàng. Trở thành “Top of mind” trong lòng khách hàng mỗi khi khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm bất kỳ. Nhắc đến thức uống giúp tiêu hóa tốt hơn, có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến Cocacola hay khi nghe đến coffee, chắc chắn trong đầu bạn đã hiển thị được cái tên mà mình yêu thích.
Tăng khách hàng trung thành là hành trình lắng nghe nỗi đau (pain point) của khách hàng để từ đó đánh đúng vào tâm lý của họ. Dùng minigame như một công cụ tri ân khách hàng, lắng nghe phản hồi của khách hàng về thương hiệu để từ đó khắc phục nó một cách tốt hơn.
Minigame comment mục đích nhận quà cũng giúp hiểu thêm về khách hàng
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến game tích điểm thành viên, nhận quà. Tạo ra sự cạnh tranh “ngầm” khiến cho khách hàng thích thú và muốn đạt được nhiều điểm thưởng hơn. Cảm giác này sẽ trở nên rõ ràng hơn, khi bạn “sở hữu” trong tay chiếc thẻ VVIP của CGV, còn bạn mình chứ là thẻ member bình thường
Một trong những loại thẻ quyền lực với fan của điện ảnh thứ 7
Thăng hạng trong bảng điểm tích lũy tạo cho khách hàng cảm giác “sướng trong lòng” từ đó cố gắng đạt hạng cao hơn
Đi một vòng tròn lớn để rồi nhận ra, tất cả các mục tiêu trong chiến dịch marketing cũng đều hướng đến hoạt động Tăng doanh thu. Từ những việc nhỏ như tăng nhận diện thương hiệu, tăng tương tác với khách hàng cho đến tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tăng khách hàng trung thành sau cùng sẽ đều giúp khách hàng biết đến doanh nghiệp nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn tăng được số lượng sản phẩm mua và tăng được nhiều khách hàng hơn.
Từ tính chất bắc cầu, ta thấy được rằng nếu minigame có thể giúp mang lại nhiều hiệu quả đến vậy, thì minigame chắc chắn cũng sẽ mang lại được hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc tăng doanh thu.
Thể lệ chơi minigame của Coop Smile
Ngoài ra, một dạng kịch bản minigame hay được áp dụng trong việc giúp tăng doanh thu theo kiểu “mì ăn liền” đó chính là, để khách hàng mua sắm với hóa đơn bất kỳ trên hạng mục quy định sẽ được một lần chơi minigame (ví dụ với hóa đơn 200.000Đ sẽ được 1 lần quay vòng quay may mắn, hóa đơn 600.000Đ sẽ được 3 lần quay - kịch bản cho minigame cửa hàng thứ 100 của Coop Smile).
Song song đó, minigame công nghệ có thể giúp bạn kiểm soát lượt chơi, lượt trúng, số quà đã trao, số người nhận quà giúp bạn kiểm soát được phần thưởng, tránh thất thoát không đáng có.
Minigame chính là một công cụ hữu dụng cho bài giải về doanh thu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để minigame thực hiện trơn tru cần một đội ngũ chuyên nghiệp, đo lường được rủi ro khi tổ chức để tránh phát sinh những vấn đề không hay trong quá trình thực hiện.
Với hơn 300 minigame cùng 1000+ khách hàng tin dùng, Woay chính là giải pháp cho bạn và cho doanh nghiệp, để cùng bạn giải bài toán doanh thu hiện nay.