Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp để tăng doanh số, hãy tham khảo ngay bài viết sau để tìm ra chiến lược phù hợp.
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang sở hữu những sản phẩm chất lượng, hấp dẫn ấp ủ mong muốn mở rộng quy mô và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, đứng trước sự cạnh tranh ngày một gắt gao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những giải pháp để tăng doanh số hiệu quả để có thể chiếm lĩnh ưu thế trên thị trường.
Lựa chọn chiến lược marketing đúng đắn và hợp lý là một trong các yếu tố tạo nên sự thành công trong quá trình kinh doanh. Mời bạn cùng Woay điểm qua những chiến lược quan trọng giúp thúc đẩy và tăng doanh số qua bài viết sau!
Bài viết liên quan:
Tìm hiểu những giải pháp để tăng doanh số bán hàng cùng Woay
(Nguồn: Freestock)
Trước hết, doanh nghiệp cần tập trung vào quá trình tăng độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness), hay nói cách khác là tạo ra một chiến lược branding hợp lý. Quá trình này không những làm nổi bật thương hiệu hay quảng bá hình ảnh doanh nghiệp rộng rãi hơn, mà còn đồng thời xây dựng lòng tin và thắt chặt mối liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng. Đây được xem là một giải pháp để tăng doanh số vô cùng hữu hiệu.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet và công nghệ hiện đại trong thời kỳ kỹ thuật số, doanh nghiệp được thừa hưởng nhiều tiện ích cũng như cách thức tiếp cận và quảng bá sản phẩm đến với khách hàng. Trong số đó, content marketing cùng với social media marketing là những cách thức tiếp thị được nhiều doanh nghiệp trọng dụng.
Cụ thể, một số trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram hay TikTok đều là những nền tảng marketing hỗ trợ bán hàng hiệu quả. Doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh social như một chiến lược tăng doanh số bán hàng để kéo traffic cho website hoặc kênh bán hàng của mình.
Với giải pháp này, doanh nghiệp có thể tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng, không chỉ giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu mà còn góp phần tăng trưởng doanh thu bán hàng.
Một cách khác để tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp chính là hợp tác với influencer (người có sức ảnh hưởng). Đây là những nhân vật có lượt theo dõi lớn trên các kênh mạng xã hội, có khả năng tác động làm thay đổi suy nghĩ, hành vi và quyết định của đám đông. Chiến lược marketing nhờ vào influencer có thể được chia thành 3 nhóm sau:
Đây thường là các nghệ sĩ đang có những hoạt động nổi trội trong ngành giải trí, có ấn tượng tốt, nổi tiếng cũng như phủ sóng rộng rãi và được hàng triệu người hâm mộ theo dõi. Đây là kênh thích hợp cho các doanh nghiệp sở hữu nguồn ngân sách đầu tư lớn, với mong muốn quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi và nhanh chóng.
Doanh nghiệp cũng có thể “tối ưu” người nổi tiếng bằng cách kết hợp thêm nhiều phương thức truyền thông khác như đặt biển quảng cáo, truyền hình, các ứng dụng social media để hình ảnh thương hiệu quen thuộc và khắc sâu hơn vào tâm trí khách hàng từ đó góp phần trở thành giải pháp để tăng doanh số.
Marketing hợp tác với influencer giúp thương hiệu trở nên thân thuộc và phổ biến hơn (Nguồn: Shopee)
Khác với celebs, macro influencer thường có ít người theo dõi hơn, từ khoảng 250.000 – 1 triệu fan. Đặc biệt, họ là những người tạo nên xu hướng trong một lĩnh vực cụ thể và trở nên quen thuộc với một nhóm người hâm mộ nhất định, ví dụ như trong ngành mỹ phẩm, thời trang hay du lịch.
Với macro influencers, chỉ cần ngân sách vừa phải, bạn đã có thể tận dụng sự gần gũi và khả năng tạo ra trào lưu và gây ảnh hưởng của những nhân vật phổ biến này nhằm xây dựng, quảng bá thương hiệu cũng như đẩy mạnh doanh số sản phẩm trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh một cách hiệu quả.
Khoai Lang Thang kết hợp cùng Decathlon trong dự án mới (Nguồn: Decathlon)
Một giải pháp để tăng doanh số khác là marketing với các micro influencer. Là những nhân vật quen thuộc và dễ tiếp cận nhất trong 3 nhóm, họ thường là các streamer, tiktoker, người mẫu, photographer… Nhóm influencer này tuy có lượt theo dõi không quá cao, nhưng có khả năng tương tác và tạo dựng sự lòng tin nơi người hâm mộ rất tốt.
Người hâm mộ thường thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng vào trải nghiệm, đánh giá của các micro influencers hơn do sự gần gũi và chân thật. Đồng thời, ngân sách để hợp tác với micro influencer cũng không quá lớn nên đây có thể được xem là chiến lược xây dựng thương hiệu hợp lý cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc mới start-up.
Quảng cáo đa kênh (Omnichannel Marketing) chính là chìa khóa mấu chốt cho câu hỏi làm cách nào tăng doanh số bán hàng. Tùy theo mục tiêu của doanh nghiệp, có thể kết hợp sử dụng Facebook, Google, TikTok, Youtube… để đạt hiệu quả tối đa về doanh thu. Đây là hình thức được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm tiếp cận người tiêu dùng thực hiện hành vi mua hàng.
Trong thời đại công nghệ số, quảng cáo đã phát triển thành nhiều loại hình khác nhau tùy theo nhu cầu và mục đích tiếp thị, và do đó cần phải được lựa chọn và cân nhắc dựa trên tình hình thực tế, cũng như chiến lược marketing riêng của doanh nghiệp. Hiện nay, các hình thức quảng cáo đa kênh phổ biến là:
Hiện nay quảng cáo đa kênh đặc biệt hiệu quả khi mạng xã hội ngày càng phổ biến (Nguồn: Freestock)
Chiến lược giá (Pricing Strategy) là chiến lược được các doanh nghiệp áp dụng nhằm định hướng giá cả của một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể. Bằng cách áp dụng những phương hướng liên quan đến giá thành của sản phẩm trong một thời điểm nhất định, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đạt được những mục tiêu marketing đề ra cũng như giúp doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng một cách đáng kể.
Các chiến lược giá phổ biến thường gặp là chiến lược bán theo combo, chiến lược khuyến mãi, chiến lược trả góp và sử dụng yếu tố tâm lý. Với những quyền lợi và tiện ích nhận được khi mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ, người tiêu dùng thường có xu hướng vui vẻ và chi tiêu thoải mái hơn. Như thế, tính toán và áp dụng những chiến lược giá phù hợp sẽ là giải pháp để tăng doanh số nhanh chóng và hiệu quả.
Thương mại điện tử không còn là một thuật ngữ xa lạ đối với người tiêu dùng Việt. Trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trên sàn, các công ty cần xây dựng chiến lược khuyến mãi qua hình thức minigame sau khi đăng ký các gian hàng trên sàn như Shopee, Tiki, Lazada. Điều này giúp thương hiệu trở nên nổi bật so với đối thủ trên thị trường.
Tham gia vào các sàn thương mại điện tử cũng là một cách được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
(Nguồn: Freestock)
Bên cạnh đó, việc tận dụng các chính sách, tính năng cho nhà bán trên các sàn như: livestream, mã giảm giá, freeship, flash sale, tham gia campaign và quảng cáo trên sàn,... sẽ nhanh chóng chiếm được cảm tình từ phía khách hàng. Đây cũng chính là giải pháp để tăng doanh số, giúp bạn bán ra nhiều sản phẩm hơn, cũng như tạo được niềm tin nơi khách hàng khi họ chọn mua sản phẩm.
Việc vận dụng chiến lược gamification marketing vào chiến lược truyền thông sẽ tạo được sức ảnh hưởng rất lớn đến với người tiêu dùng. Khi áp dụng các cơ chế của game một cách khéo léo sẽ giúp khách hàng cảm thấy thú vị và nhớ đến thương hiệu của bạn. Có thể kể đến một số yếu tố hấp dẫn của game như hệ thống nhập vai, sự tăng cấp bậc, sự may mắn và thành quả mà người chơi đạt được.
Điều quan trọng khi sử dụng Gamification Marketing đó chính là tạo ấn tượng khó quên nơi tâm trí của người dùng. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ dành nhiều thời gian hơn để kết nối với các sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp qua hình thức game hóa. Đây cũng chính là giải pháp để tăng doanh số bán hàng gián tiếp.
Trong bối cảnh khi mạng xã hội đang dần lên ngôi, nhiều thương hiệu đã tận dụng sức nóng này để sáng tạo trò chơi và ứng dụng chúng vào các chương trình marketing qua hình thức website. Chất liệu truyền thông qua hình thức game hóa sẽ sản sinh ra phân khúc khách hàng tiềm năng và trung thành cho doanh nghiệp.
Chiến dịch marketing qua hình thức minigame trên nền tảng online được thiết kế vô cùng độc đáo
(Nguồn: Woay)
Việc tạo minigame trên nền tảng fanpage đã mang lại thành công rực rỡ cho nhiều doanh nghiệp hiện nay. Bên cạnh đó, phải kể đến các trò chơi minigame mà Woay đã từng cung cấp như vòng quay may mắn, đố vui về sản phẩm trên fanpage Facebook và sàn thương mại điện tử. Qua đó, đã kích thích lượng lớn người chơi tham gia và theo dõi chương trình này.
Ngoài việc sử dụng trò chơi vào website hay fanpage, doanh nghiệp còn có thể tạo ra gamification trên ứng dụng di động. Trò chơi tích hợp các yếu tố như tính điểm, thưởng và cấp độ để thúc đẩy người dùng tham gia, hiểu hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp. Cụ thể:
Chiến dịch Gamification marketing Lắc Xì để nhận lì xì hay thu thập 12 con giáp của MoMo đã nhận về hiệu ứng cực khủng khi giúp thương hiệu trở nên phổ biến hơn. Một khi thấu hiểu được insight của khách hàng, doanh nghiệp có thể tổ chức minigame phù hợp với từng giai đoạn trên website nhằm gia tăng doanh số.
Có một sự thật rằng, khi lấn sân sang ngành dịch vụ nói riêng cũng như tất cả các ngành kinh doanh nói chung, doanh nghiệp cần bỏ ra nhiều chi phí hơn để tìm một khách hàng mới so với việc giữ chân một khách hàng cũ.
Theo kinh nghiệm tăng doanh số của Woay, việc xây dựng thêm các chính sách chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi để khách hàng tin tưởng, hài lòng và quay trở lại là điều vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp doanh thu của doanh nghiệp bứt phá trong những tháng tiếp theo qua hình thức này.
Momo là nền tảng có các hoạt động chiêu mộ và hậu đãi khách hàng hấp dẫn
(Nguồn: Momo)
Chính sách hậu mãi là chiến lược được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tập trung phát triển. Đây chính là thứ vũ khí đắc lực để bạn có thể vượt mặt đối thủ cạnh tranh của mình. Dưới đây là một số gợi ý của Woay để giúp bạn tạo được lượng khách hàng trung thành bằng chính sách này:
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thể bỏ túi cho mình giải pháp để tăng doanh số phù hợp qua các chiến lược mà Woay đã cung cấp. Nếu bạn mong muốn tìm cho mình một cộng sự uy tín để cùng lên chiến lược marketing thương hiệu qua việc ứng dụng gamification, hãy liên hệ ngay với Woay để biết thêm chi tiết.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay.