Game hóa là buzzword đang được nhiều doanh nghiệp công nghệ quan tâm. Bài viết sau sẽ giúp bạn ứng dụng gamification ngành IT hiệu quả hơn.
Gamification ngành IT là một xu hướng đang rất hot hiện nay. Không chỉ ứng dụng mạnh mẽ trong các chiến dịch tiếp thị, thu hút khách hàng, game hóa còn được nhiều công ty IT đưa vào hoạt động giáo dục truyền thông nội bộ, nhằm nâng cao hiệu suất của nhân viên. Cụ thể như thế nào, hãy cùng Woay tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Bài viết liên quan:
Gamification đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghệ
(Nguồn: g2.com)
Gamification đang là một xu hướng toàn cầu với giá trị thị trường dự kiến đạt 30,7 tỷ USD vào năm 2025. Riêng đối với ngành công nghệ, game hóa cũng đang rất phổ biến trong cả mảng đào tạo nhân sự và chiến lược tiếp thị khách hàng. Rất nhiều công ty IT có tên tuổi hiện nay như: Google, Microsoft, Facebook, Samsung,... đã sử dụng gamify và thành công.
Việc ứng dụng các yếu tố trò chơi có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp ngành công nghệ. Cụ thể như sau:
Gamification ngành IT giúp thu hút khách hàng
(Nguồn: freepik.com)
Sự thành công của gamify lĩnh vực công nghệ xuất phát từ 3 động lực chính, đó là:
Theo Gabe Zichermann, gamification có “75% là tâm lý học và 25% là công nghệ”. Việc ứng dụng tốt những nguyên tắc tâm lý sẽ giúp chiến dịch trò chơi hóa của doanh nghiệp trở nên thu hút, hấp dẫn hơn. Cụ thể như sau:
Trong gamification, để khơi gợi các cảm xúc tích cực của người chơi (vui vẻ, thỏa mãn, phấn khích,…), bạn có thể thực hiện các cách sau:
Bạn có thể nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực của người chơi thông qua phần thưởng hấp dẫn (Nguồn: getmidnight.com)
Con người luôn mong muốn những trải nghiệm có tính gắn kết cao và tạo ra “dòng chảy” cảm xúc liền mạch. Do đó, để thu hút người chơi, bạn nên tạo ra chiến dịch game hóa với trải nghiệm phong phú và có sự liên kết, nhất quán từ hình ảnh, màu sắc cho đến nội dung.
Khi đạt được một thành tựu nào đó, con người sẽ cảm thấy hài lòng, tự hào và có thêm động lực để chinh phục các mục tiêu tiếp theo. Trong gamify, yếu tố này có thể được thể hiện thông qua hệ thống nhiệm vụ, huy hiệu, cấp bậc, thanh tiến trình,…
Ví dụ, sau khi hoàn thành một đoạn mã hoặc fix bug trong khoảng thời gian quy định, nhân viên sẽ được nhận sao, huy hiệu. Nếu số huy hiệu càng nhiều thì thành tích nhân viên sẽ càng cao và phần thưởng sẽ càng lớn.
Ngoài ra, do yêu thích sự thành công nên con người cũng có tâm lý né tránh những mất mát. Theo nghiên cứu cho thấy, cảm giác sợ hãi tổn thất có thể gây tác động đến hành vi nhiều gấp 2 lần so với niềm vui được hưởng lợi.
Bạn có thể lợi dụng tâm lý “ngại mất mát” này để tạo ra những chiến dịch gamification ngành IT ngắn hạn (ví dụ như chương trình săn sale trong khung giờ vàng).
Mối quan hệ xã hội là một trong những yếu tố có tác động lớn nhất đến hành vi của con người. Ý thức về bản thân của một người thường được hình thành dựa trên quan điểm, đánh giá của các thành viên khác trong nhóm.
Ví dụ, khi ở trong một tập thể thiếu sự cạnh tranh, nhân viên sẽ cảm thấy không muốn phấn đấu vì “ai cũng như ai”. Nhưng nếu trong môi trường có nhiều người giỏi luôn cố gắng làm việc thì tự động nhân viên sẽ cảm thấy cần phải cố gắng nỗ lực.
Bạn hoàn toàn có thể khai thác khía cạnh tâm lý này để tạo ra chiến dịch gamify hiệu quả. Hãy tạo ra một bảng xếp hạng và chia sẻ công khai. Điều này sẽ giúp người chơi dễ dàng so sánh thành tích và tham gia cạnh tranh công bằng khi tham gia hoạt động gamification ngành IT.
Đa số mọi người đều có những lý tưởng muốn theo đuổi. Do đó, để duy trì sự yêu thích và nhiệt huyết của người chơi, bạn nên lồng ghép câu chuyện ý nghĩa vào các nhiệm vụ (ví dụ, game tương tác “Siêu vũ trụ My Viettel” đã xây dựng nhân vật My Bot với câu chuyện chinh phục vũ trụ đầy thú vị). Điều này sẽ giúp người tham gia tin rằng họ đang làm một việc có giá trị.
Hầu hết mọi người đều thích trở thành anh hùng và theo đuổi lý tưởng, việc làm có ý nghĩa
(Nguồn: yukaichou.com)
Các thông tin về chi phí đi lại của nhân viên cần được gửi đi một cách nhanh chóng và thường xuyên. Nhưng cũng giống như nhiều công ty lớn khác, Google phải tốn khá nhiều nguồn lực và nhân sự cho vấn đề này.
Để giải quyết, công ty đã ứng dụng yếu tố gamification ngành IT như sau: Khi nhân viên đi công tác, họ sẽ nhận được một khoản phụ cấp nhất định, tương ứng với vị trí của mình. Nhân viên không cần thiết phải chi tiêu toàn bộ phí phụ cấp và có thể khoản tiền còn lại để thanh toán cho lần công tác tiếp theo hoặc quyên góp từ thiện,…
Như vậy, thông qua hình thức này, Google đã cá nhân hóa hành trình của mỗi nhân viên và để họ tự do lựa chọn, thay vì bắt buộc thực hiện quy định. Kết quả, chỉ sau 6 tháng áp dụng, Google đã kiểm soát được 100% chi phí đi lại của nhân viên.
Ứng dụng gamification ngành IT đã giúp Google kiểm soát chi phí đi lại của nhân viên tốt hơn
(Nguồn: Fanpage Gamification)
Quixy là một nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số không sử dụng code dựa trên đám mây dành cho doanh nghiệp.
Vấn đề mà Quixy gặp phải đó là họ không có một hệ thống R&R (Recognition & Reward – ghi nhận và khen thưởng nhân viên) hiệu quả. Điều này khiến cho mức độ gắn kết giữa các nhân viên thấp và ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, năng suất chung của cả nhóm.
Để khắc phục vấn đề này, Quixy đã sử dụng Empuls - một nền tảng hỗ trợ đánh giá, khen thưởng nhân viên All-in-one, hỗ trợ tích hợp trực tiếp trên Microsoft Teams.
Bằng cách đó, Quixy có thể kích hoạt các yếu tố gamification ngành IT trong hoạt động nhân sự của mình, ví dụ như: tạo ra huy hiệu/hashtag để ghi nhận nỗ lực của nhân viên, đo lường chỉ số thiện cảm của nhân viên (eNPS), trao thưởng cho nhân viên có thành tích xuất sắc,…
Quixy đã tăng được mức tương tác của nhân viên sau khi sử dụng Empuls
(Nguồn: empuls.io)
Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về game hóa trong ngành công nghệ và cách áp dụng phù hợp.
Nếu muốn được tư vấn chi tiết hơn về những tựa game phù hợp với lĩnh vực IT, bạn có thể liên hệ ngay với Woay. Với kinh nghiệm nhiều năm của mình, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giúp bạn tìm ra giải pháp gamification ngành IT tốt nhất cho doanh nghiệp.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay.