Các case study về gamification digital marketing sau đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để ứng dụng game hóa vào hoạt động tiếp thị hiệu quả.
Bạn đã nghe nhiều về game hóa? Bạn muốn ứng dụng gamification digital marketing vào hoạt động của doanh nghiệp nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu? 6 case study nổi bật sau đây của Woay sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để đưa trò chơi vào chiến dịch tiếp thị một cách hiệu quả hơn.
Bài viết liên quan:
Gamification là một xu hướng đang rất nổi hiện nay
(Nguồn: freepik.com)
Gamify trong marketing là quá trình ứng dụng các kỹ thuật, yếu tố của game (ví dụ như: bảng xếp hạng, điểm số, huy hiệu, thanh tiến trình, phần thưởng…) vào các hoạt động tiếp thị để đạt được mục tiêu cuối cùng là thu hút khách hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu, tăng uy tín thương hiệu hoặc nâng cao doanh số.
Không chỉ mang tính giải trí, gamification còn khéo léo sử dụng các tài nguyên sẵn có của doanh nghiệp (giá trị thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ,..) để thiết lập luật chơi, cơ cấu nhiệm vụ, phần thưởng.
Các yếu tố digital marketing game này thường sẽ được tích hợp vào ứng dụng di động, landing page, website, các nền tảng mạng xã hội,… để khơi gợi hứng thú của khách hàng một cách tự nhiên.
Gamification digital marketing là việc áp dụng yếu tố trò chơi vào hoạt động tiếp thị để đạt được mục đích tăng trưởng của doanh nghiệp
(Nguồn: freepik.com)
Co.op Smile là một hệ thống gồm hơn 130 cửa hàng bách hóa thuộc Công ty Saigon Co.op. Khách hàng của Co.op Smile thuộc mọi lứa tuổi, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là nữ giới, đã có gia đình, tuổi từ 25 - 49.
Đối với các mặt hàng tiêu dùng nói chung thì nhu cầu mua sắm thường sẽ tăng cao vào dịp cuối năm. Do đó, đây là thời điểm “vàng” để các chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ tung ra chương trình ưu đãi, kích cầu.
Nắm bắt được điều này, cuối năm 2020, Co.op Smile đã quyết định kết hợp với Woay để tổ chức chương trình gamification online marketing “Gắp hạnh phúc”. Đây là một hoạt động nằm trong chiến lược truyền thông “Gửi những điều tích cực, xách hạnh phúc về nhà”, kỷ niệm sinh nhật 4 năm của chuỗi cửa hàng.
Minigame được tổ chức từ 8/12/2020 - 17/12/2020 với mục tiêu giúp thương hiệu tăng tương tác, tạo cảm giác vui tươi cho khách hàng, từ đó nâng cao doanh số dịp cuối năm.
Trò chơi được lấy ý tưởng từ game gắp thú đang rất hot tại các trung tâm thương mại lúc bấy giờ. Minigame “Gắp hạnh phúc” sở hữu giao diện bắt mắt, kết hợp hình ảnh đặc trưng của Co.op Smile, giúp người chơi có ấn tượng sâu sắc hơn về thương hiệu.
Luật chơi, cách thức tham gia khá đơn giản và ai cũng có quà. Với mỗi hóa đơn từ 200.000 đồng, khách hàng sẽ được 1 lần tham gia chương trình gamification digital marketing trên landingpage. Sau khi thực hiện thao tác nhấn gắp để chơi game, người dùng có thể đến các cửa hàng Co.op Smile để nhận quà tặng.
Bên cạnh các món quà là sản phẩm tiêu dùng, minigame “Gắp hạnh phúc” còn thu hút khách hàng bởi phần thưởng là 1 chỉ vàng/ngày và các “giải thưởng bí ẩn” khác.
Minigame “Gắp hạnh phúc” của Co.op Smile có nhiều giải thưởng hấp dẫn
(Nguồn: Fanpage Co.op Smile)
Chỉ sau 9 ngày ra mắt, hoạt động này đã thu hút được hơn 18.000 lượt chơi. So với các chương trình tương tự vào cuối năm 2019 thì minigame “Gắp hạnh phúc” có tỷ lệ tham gia tăng khoảng 30%.
160Store là một chuỗi gồm 7 cửa hàng (năm 2019) chuyên bán sản phẩm thời trang Việt Nam xuất khẩu. Khách hàng mục tiêu của 160Store là người trẻ, thích hàng hiệu nhưng không đủ tài chính để mua hàng chính hãng.
Nhóm khách hàng này thường chịu ảnh hưởng lớn của mạng xã hội và bị thu hút bởi những trò chơi mới lạ, sáng tạo. Do đó, gamification digital marketing trên Facebook là một giải pháp hiệu quả để giúp cửa hàng thời trang lôi kéo được lượng người dùng đông đảo.
Nhưng có 2 điều mà 160Store vẫn còn băn khoăn khi xây dựng gamify, đó là:
Dựa trên những yêu cầu và insight đó của 160Store, Woay đã cho ra mắt minigame “Page triệu like – Quay triệu quà” để mừng fanpage cửa hàng đạt 1 triệu like.
Với thời gian tổ chức từ 08/06/2019 đến 10/06/2019, mục tiêu của chiến dịch minigame này rất rõ ràng, đó là: thu hút được lượng người dùng đông đảo (dự kiến khoảng 10.000 người tham gia) và nâng cao doanh số cho cửa hàng.
“Page triệu like – Quay triệu quà” là một hình thức game vòng quay may mắn, rất dễ chơi, dễ trúng. Người dùng chỉ cần nhấn vào nút “quay” để nhận được quà tặng là áo thun, quần jean, hàng trăm mã giảm giá 5%, 10%, 20% và voucher mua hàng lên đến 2 triệu đồng,…
Game có luật chơi đơn giản, dễ trúng thưởng
Để tránh trường hợp website chính của 160Store bị giật lag, quá tải, hoạt động gamification digital marketing đã được Woay xây dựng trên một landing page với subdomain riêng biệt.
Mặt khác, nhằm tối ưu quy trình vận hành, Woay đã kết hợp minigame với công cụ chatbot. Cụ thể, sau khi người dùng bình luận bài viết trên fanpage, chatbot sẽ tự động trả lời và gửi link chơi game. Ngoài ra, bằng cách sử dụng chatbot, 160Store còn có thể thu thập dữ liệu và đánh giá hiệu quả sau minigame.
Game đã mang lại cho Fanpage 654.000 lượt tiếp cận, 8.600 bình luận và 9.745 người tham gia. Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng thành công sau khi kết thúc minigame là 25%.
Hi-Kool là thương hiệu chuyên cung cấp phim cách nhiệt ô tô nổi tiếng của Hoa Kỳ từ năm 1985. Nhưng hãng chỉ chính thức tiếp cận với người tiêu dùng Việt thông qua nhà phân phối độc quyền vào năm 2017.
Thời điểm 2019, định hướng của công ty là muốn thăm dò thị trường, tìm hiểu “tâm ý” của khách hàng tại Việt Nam. Với lý do đó, Hi-Kool đã hợp tác với Woay để sáng tạo nên gamification digital marketing “Lễ rộn ràng xoay vòng - 100% QUAY TRÚNG QUÀ”.
Diễn ra từ 20/04/2019 đến hết 10/05/2019, trò chơi được xây dựng nhằm giúp thương hiệu thu hút nhóm khách hàng trung thành và kích cầu bằng ưu đãi mua hàng.
Về kênh online, game được đăng tải trên fanpage. Để tham gia, người chơi chỉ cần like, share, tag tên, sau đó click vào link minigame đã được cung cấp và nhấn vào nút quay để nhận thưởng.
Ngoài ra, khách tại cửa hàng cũng được khuyến khích tham gia chương trình quay thưởng trực tiếp. Quà tặng của game tương đối hấp dẫn, bao gồm: voucher giảm giá, dù ô tô úp ngược, áo thun, gối cao cấp,…
Game đã giúp Hi-Kool đạt được hơn 27.053 lượt tiếp cận, 1.200 bình luận (gấp 20 lần so với game trước đó), 107 người tham gia và 70% khách hàng sử dụng voucher để mua sản phẩm.
Cỏ mềm HomeLab là thương hiệu cung cấp mỹ phẩm thiên nhiên, lành tính. Phân khúc khách hàng mục tiêu mà hàng muốn hướng đến là phụ nữ, có kiến thức về mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe, muốn sử dụng sản phẩm an toàn, tự nhiên.
Vào thời điểm 2019, định hướng của Cỏ là muốn người dùng biết đến, tin tưởng và đồng hành lâu dài cùng thương hiệu. Với lý do đó, Cỏ mềm HomeLab đã hợp tác với Woay để sáng tạo nên gamification digital marketing “Vòng Woay may mắn - Đã chơi là TRÚNG”.
Diễn ra từ 15/07/2019 đến 18/07/2019, trò chơi này được xây dựng với mục tiêu chính là giúp thương hiệu tạo làn sóng viral, tiếp cận và củng cố lòng tin với khách hàng.
Game được đăng tải trên Fanpage với nội dung dẫn dắt nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng nữ giới. Để tham gia, người chơi chỉ cần tag tên 2 người bạn, sau đó click vào link minigame đã được cung cấp và nhấn vào nút quay để nhận thưởng.
Quà tặng của game rất đa dạng và hấp dẫn, bao gồm: máy rửa mặt Halio, sản phẩm combo trị mụn lưng, combo rửa mặt, xà phòng dưỡng da, voucher giảm giá 25%, 15%,…
Minigame đã giúp Cỏ mềm đạt được hơn 100.000 lượt tiếp cận, 2.200 bình luận, 4.400 người chơi và doanh số tăng gấp 5 lần so với các game trước đó.
Nón Trùm là hệ thống phân phối mũ bảo hiểm chính hãng. Đối tượng khách mục tiêu mà cửa hàng nhắm đến là những người di chuyển bằng xe máy, có ý thức bảo vệ bản thân và muốn mua sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn.
Nón Trùm thường xuyên tổ chức các khuyến mãi theo đợt, theo nhóm,… để thu hút người dùng. Và nhân dịp lễ Quốc tế phụ nữ, cửa hàng đã kết hợp cùng Woay để tổ chức game “Vòng xoay may mắn” và nhận về rất nhiều đánh giá tích cực từ khách hàng.
Được tổ chức từ 08/03 đến 10/03/2019, chiến dịch gamification digital marketing này có mục tiêu chính là tăng tương tác và thúc đẩy doanh số trong dịp lễ.
Mục tiêu của game “Vòng xoay may mắn” là giúp cửa hàng tăng tương tác và số lượng đơn hàng
(Nguồn: Fanpage Nón Trùm)
Game được thiết lập trên landing page riêng, quảng bá trên fanpage và kết hợp cùng chatbot để tạo ra hiệu ứng viral và thu thập dữ liệu khách hàng hiệu quả.
Luật chơi khá đơn giản: khách hàng chỉ cần để lại bình luận trên bài post và nhận link chơi game trên messenger. Quà tặng mà người thắng nhận được có thể là nón bảo hiểm, voucher giảm giá 10%, phiếu mua hàng,…
Chỉ sau 3 ngày tổ chức, gamification digital marketing do Woay thiết kế đã giúp Nón Trùm tiếp cận với 100.000 người, tạo ra 1.300 lượt tương tác, 750 người chơi, cao gấp 3,5 lần so với các game thông thường.
“Yêu là đủ” là cửa hàng chuyên bán các món quà tình yêu (nón bảo hiểm, bình giữ nhiệt, áo thun,… ) với thông điệp đặc biệt, “ám hiệu” độc đáo. Khách hàng chủ yếu của shop là thế hệ Gen Z, các Flagger (biệt hiệu của các thành viên trong cộng đồng giáo dục giới tính cho Gen Z gồm Yêu Là Đủ và Chào Cờ Chào). Nhóm khách hàng này thường yêu thích sự mới lạ và những trò chơi có tính sáng tạo cao.
Song song với việc phát triển sản phẩm mới, “Yêu là đủ” team cũng muốn đem đến cho người dùng những trải nghiệm ấn tượng, thu hút. Và một phương án hiệu quả và an toàn đó là tổ chức minigame trên fanpage.
Được tổ chức vào dịp 08/03 (từ 08/03 đến 12/03/2019), online marketing gamification “Quay nhanh tay - Nhận quà ngay” có mục tiêu chính là tăng tương tác trên fanpage và thúc đẩy doanh số bán.
Game được thiết kế với giao diện đáng yêu, tông trắng hồng, sử dụng hai nhân vật đại diện của shop là Tizi và Lép để làm điểm nhấn. Trò chơi được đăng tải trên fanpage và có một landing page riêng để người quỳ quay số, nhận thưởng.
Với cơ hội trúng là 100%, các phần quà của game gồm có: avatar thả thính của Bu, huy hiệu flagger, voucher 69.000đ, lanyard, bình nhắc tình yêu uống nước,…
Minigame “Quay nhanh tay - Nhận quà ngay” có thiết kế đáng yêu, phù hợp với thương hiệu
(Nguồn: woay.vn)
Minigame “Quay nhanh tay - Nhận quà ngay” đã giúp shop có được 150.000 lượt tiếp cận, hơn 4.000 tương tác (cao gấp 3 lần so với các post khác trên fanpage), trong đó có đến 2.500 người tham gia và tạo ra 140 đơn hàng.
Ngoài các case study kể trên, Woay cũng đã tạo ra nhiều chiến dịch gamification thành công khác. Bạn có thể truy cập vào Gamification Library của Woay để biết thêm thông tin chi tiết.
Gamification digital marketing là một xu hướng đang làm mưa làm gió hiện nay. Nếu bạn muốn thu hút khách hàng và bứt phá doanh số, đừng bỏ qua hình thức tiếp thị độc đáo này. Hãy liên hệ ngay với Woay để được hỗ trợ, sáng tạo nên những tựa game độc đáo, hiệu quả cao.