Trong chiến dịch tăng tương tác cho cửa hàng của mình, Teleflora đã ứng dụng gamification bằng cách tích điểm cho các hoạt động tương tác của khách hàng. Nhờ đó giúp lượng truy cập Facebook tăng thêm 105% và tỷ lệ chuyển đổi đạt tới 92%.

(Teleflora gamified its store with a social engagement scheme offering points for actions, increasing traffic from Facebook by 105% and conversion rates by 92%.)

* Teleflora là một công ty dịch vụ hoa, cung cấp dịch vụ môi giới giữa người làm vườn đến người tiêu dùng trực tuyến mà không cần đến cửa hàng.

#GamificationMarketing #moingay1conso #minigame2p

Việc tích điểm cho khách hàng khiến sản phẩm trở nên có giá trị hơn. Ngoài việc mua được sản phẩm, khách hàng còn đạt được một số điểm tương ứng. Khi tích đủ số điểm được yêu cầu, khách hàng sẽ nhận lại được ưu đãi hay quà tặng từ doanh nghiệp đó.

Và đó cũng chính là một ứng dụng của gamification marketing. Dựa trên 1 trong 8 yếu tố động lực học trong tâm lý con người được tìm ra bởi Yu-kai Chou: Tiến triển và thành quả.

Hoạt động tích điểm đòi hỏi người tham gia duy trì việc mua sắm của mình trong một thời gian dài để đạt được thành quả. Mà thành quả tương ứng là các khuyến mãi/ưu đãi/quà tặng từ cửa hàng và doanh nghiệp.

Khách hàng không chỉ mang lại lợi nhuận cho khách hàng, ứng dụng tích điểm cũng giúp doanh nghiệp:

  • Tạo được sự trung thành của khách hàng. Nhờ vào việc họ chọn đến cửa hàng nhiều hơn để có thể tích điểm cho việc mua sắm của mình.
  • Kích thích chi tiêu của khách hàng. Càng nhiều sản phẩm được mua thì số điểm được tích trong ứng dụng sẽ càng cao.
  • Kênh liên lạc hữu hiệu giữa doanh nghiệp với khách hàng. Thu thập được thông tin khi khách hàng đăng ký tạo tài khoản.

Thẻ thành viên đã trở thành một cách thức hữu hiệu để giữ chân khách hàng và được áp dụng bởi nhiều doanh nghiệp. Từ những mặt hàng đời thường cho đến những mặt hàng cao cấp. Tuy chỉ là công ty dịch vụ online trong việc kết nối khách hàng với chủ vườn, Teleflora đã ứng dụng cách thức này và đạt được mục đích ngoài mức mong đợi.

Như bạn có thể thấy, các hoạt động tương tác trên mạng xã hội nói chung và gamification nói riêng đang thúc đẩy sự tương tác của khách hàng nhờ khai thác tâm lý cạnh tranh và giúp tăng tỷ lệ hoàn vốn.

Trò chơi càng có tính cạnh tranh sẽ càng nhận được sự tương tác và thu hút khách hàng tốt hơn. Bởi, gamification chỉ thành công khi thúc đẩy được người chơi “hành động”.

--

Mỗi ngày một con số là chuỗi bài viết về Gamification Marketing do Woay (nền tảng thiết kế minigame) tổng hợp & soạn thảo. Thông qua việc chia sẻ con số mỗi ngày, Woay sẽ giúp bạn đến gần hơn với Gamification & cách ứng dụng hiệu quả vào doanh nghiệp.

Tụi mình rất cầu thị lắng nghe góp ý từ bạn đọc. Nên bài viết có sai sót gì mong mọi người góp ý thêm.

Dùng thử, xài thật minigame: app.woay.vn

Đăng bởi: admin