Bạn muốn dùng game hóa để thu hút khách hàng trong ngành thời trang? Hãy học hỏi ngay 4 case study fashion gamification điển hình sau đây.
Ngày nay, các thương hiệu thời trang luôn không ngừng tìm kiếm những phương thức sáng tạo để thu hút khán giả. Và một trong những cách thú vị, hiệu quả nhất để thực hiện điều này là thông qua fashion gamification. Rất nhiều doanh nghiệp tên tuổi đã nắm bắt xu hướng đó và tạo ra những trải nghiệm chơi game hết sức độc đáo, hấp dẫn. Ngay sau đây, hãy cùng Woay điểm qua 4 ví dụ tiêu biểu nhé!
Bài viết liên quan:
Gamification có thể giúp ngành thời trang thu hút khách hàng hiệu quả
(Nguồn:swag soft)
Timberland là một thương hiệu giày boot nổi tiếng tại Mỹ, được thành lập từ năm 1952. Gần đây, hãng đã ra mắt trải nghiệm trò chơi Timbs Trails cực kỳ hấp dẫn, cho phép khách hàng khám phá quá trình trưởng thành của Timberland trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
Game được thiết kế theo dạng trò chơi nhập vai với góc nhìn thứ nhất. Giao diện đồ họa của Timbs Trails rất thu hút và chân thật.
Thông qua game, người chơi có thể hồi tưởng lại những khoảnh khắc trọng đại nhất trong lịch sử của Timberland và mở khóa huy hiệu sau khi hoàn thành các nhiệm vụ, level khác nhau. Cấp độ cuối cùng của fashion gamification Timbs Trails (level 6) được dùng để tôn vinh giá trị bền vững của thương hiệu với mẫu giày Green Stride.
Sau khi hoàn thành tất cả các cấp độ, người tham gia có thể giành được các giải thưởng hấp dẫn, chẳng hạn như thẻ quà tặng và một đôi boot Green Stride.
Timbs Trails là một chiến dịch fashion gamification thú vị, giúp Timberland tăng độ nhận diện thương hiệu
(Nguồn: global.timbstrails.com)
Timbs Trails không chỉ tạo ra cảm giác thú vị, thu hút người chơi bằng không gian game thú vị và phần thưởng hấp dẫn mà còn lồng ghép rất nhiều thông tin về Timberland một cách tinh tế. Thông qua trải nghiệm game hóa này, khách hàng sẽ gia tăng được nhận thức về thương hiệu và trung thành hơn với doanh nghiệp.
Hợp tác với Wieden + Kennedy Thượng Hải, Nike Trung Quốc đã ra mắt trò chơi React Land kéo dài 3 phút dựa trên công nghệ thực tế ảo. Hoạt động được tổ chức độc quyền ở một số thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và Thành Đô.
Đây là một chiến lược tăng doanh số bán hàng, tiếp thị có trải nghiệm cực kỳ độc đáo. Cụ thể, sau khi mang giày Nike Epic React, người chơi sẽ được quét khuôn mặt để “biến hình” thành nhân vật trong trò chơi. Sau đó, họ cần chạy trên một máy chạy bộ và sử dụng thiết bị cầm tay để giúp nhân vật của mình di chuyển, nhảy và né tránh các chướng ngại vật.
Sở hữu thiết kế đồ họa 8-bit tuyệt đẹp, trò chơi sẽ đưa khách hàng vào thế giới phiêu lưu ngập tràn sự mới lạ, từ rừng rậm đến núi cao, từ đường phố đông đúc đến những đám mây trắng tinh. Ngoài ra, người chơi còn có thể chia sẻ video clip 10 giây khi chơi game lên mạng xã hội để “khoe” với bạn bè.
React Land đem đến trải nghiệm thử giày thú vị cho khách hàng
(Nguồn: wk.com)
Nike luôn cố gắng để tạo ra sự mới mẻ, thú vị cho người dùng khi mua sắm, và chương trình fashion marketing "React Land" chính là một ví dụ rõ ràng cho điều đó.
Thông qua chiến dịch này, Nike và Wieden + Kennedy đã nâng tầm trải nghiệm cho khách hàng và tạo bước đệm vững chắc để đưa công nghệ VR vào các giải pháp mua sắm.
Case study game hóa tiếp theo vẫn sẽ đề cập đến thương hiệu Nike. Vào tháng 11 năm 2021, hãng đã ra mắt Nikeland, một thế giới ảo với bối cảnh là trụ sở chính của Nike. Trò chơi được xây dựng dựa trên nền tảng game Roblox Corp với rất nhiều hoạt động thú vị.
Trong “vũ trụ ảo” này, người chơi có thể kết nối, chơi game với bạn bè thông qua các tựa game thú vị như Tag (đuổi bắt), The floor is lava, Dodgeball (bóng né),…
Ngoài ra, khi bước vào thế giới Nikeland, user còn được sử dụng các sản phẩm, trang phục của Nike để tạo hình cho nhân vật của mình.
Như vậy, dựa vào các yếu tố fashion gamification, Nike đã quảng cáo sản phẩm của mình một cách khéo léo và hiệu quả.
Không chỉ dừng lại ở đó, để khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động thể chất, Nikeland còn cho phép người dùng đem các cử động thật vào thế giới ảo thông qua thiết bị đo gia tốc trên di động. Ví dụ, khi người dùng thực hiện động tác nhảy xa ngoài đời, thì nhân vật trong game cũng sẽ nhảy theo.
Nikeland là một thế giới ảo với bối cảnh là trụ sở chính của Nike
(Nguồn: cnbc.com)
Mục đích chính của thương hiệu khi thực hiện chiến dịch đó là biến các hoạt động thể thao và thời trang Nike trở thành phong cách sống. Kết quả, tính đến thời điểm tháng 3/2022, chiến dịch đã thu hút hơn 7 triệu khách truy cập, đến từ hơn 224 quốc gia trên thế giới.
Mặt khác, hoạt động gamification marketing này của hãng còn tạo ra hiệu ứng lan tỏa cực kỳ mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Video giới thiệu về Nikeland hiện đã đạt:
Một ví dụ cực kỳ thú vị nữa về game hóa trong ngành thời trang đó là Balenciaga. Vào năm 2021, hãng đã phát hành bộ sưu tập thời trang mùa Thu dưới dạng trò chơi điện tử mang tên The Afterworld: The Age of Tomorrow.
Với thiết kế đồ họa đẹp mắt, game đưa người chơi vào cuộc hành trình đến tương lai đầy kỳ bí. Lồng ghép vào đó là các bộ trang phục thời thượng, đại diện cho tương lai của ngành thời trang.
Balenciaga đã giới thiệu bộ sưu tập mới bằng game
(Nguồn: dezeen.com)
Ý tưởng của chiến dịch fashion gamification là một thế giới năm 2031. Lúc này, mọi người sẽ mặc các mẫu thiết kế nằm trong bộ sưu tập mới của Balenciaga. Trò chơi được phân chia thành 5 khu vực khác nhau. User sẽ xuất phát từ cửa hàng bán lẻ Balenciaga và đi thăm thú khắp nơi, từ đường phố đông đúc cho đến những khu rừng rậm âm u và cả hang động độc đáo.
Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể xem video game qua trang web của Balenciaga nhưng một nhóm khách hàng chọn lọc sẽ được mời chơi game qua thiết bị Thực tế ảo (VR).
Với cách giới thiệu mới lạ, độc đáo, chiến dịch game hóa này của Balenciaga đã tạo một tiếng vang lớn trong làng thời trang.
Qua bài viết, các thương hiệu như Timberland, Nike và Balenciaga đã tận dụng thành công xu hướng fashion gamification để thu hút khách hàng và quảng bá sản phẩm của họ hiệu quả. Vậy còn bạn thì sao? Hãy bắt đầu chiến dịch game hóa ngay hôm nay để không bỏ lỡ cơ hội bứt phá kinh doanh!