Game hóa có thật sự hiệu quả? Các dẫn chứng sau sẽ giúp bạn hiểu rõ vai trò của gamification trong chiến lược marketing ngành thời trang.
Gamification là một xu hướng tiếp thị mới đang có sức hút vô cùng lớn hiện nay. Trong ngành thời trang, gamification đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lợi ích của gamification trong chiến lược marketing ngành thời trang và những nguyên tắc vàng khi đưa game hóa vào truyền thông.
Bài viết liên quan:
Game hóa giúp cải thiện hiệu quả chiến lược marketing ngành thời trang
(Nguồn: adoric.com)
Game hóa đang ngày càng được yêu thích trong ngành thời trang. Hình thức tiếp thị độc đáo gamification trong marketing có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, dưới đây là một số đơn cử:
Ngày nay, với số lượng quảng cáo dày đặc từ mọi nơi trên internet, người dùng nhanh chóng trở nên mệt mỏi và phản cảm với các hình thức tiếp thị truyền thống.
Với một ý tưởng game hóa hay, bạn có thể để lại ấn tượng lâu dài cho đối tượng mục tiêu của mình và giúp truyền đạt thông điệp quảng cáo một cách dễ dàng hơn. Fashion gamification không chỉ khiến thương hiệu của bạn trở nên khác biệt mà còn giúp thu hút sự chú ý của khách hàng thông qua các hoạt động tương tác đầy thú vị.
Gamification cũng giúp các thương hiệu thu thập thông tin khách hàng (email, tên, tuổi, số điện thoại, địa chỉ facebook,…) một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tất cả những gì bạn cần làm là tạo ra một tựa game thật sự thú vị với phần thưởng hấp dẫn và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin liên lạc, sở thích,… để được tham gia trò chơi. Những dữ liệu này sẽ giúp các thương hiệu thời trang hiểu rõ hơn về khách hàng và tạo ra chiến lược marketing phù hợp hơn.
Gamification giúp thu thập thông tin khách hàng nhanh chóng hơn
(Nguồn: media.licdn.com)
Chiến dịch marketing thời trang bằng game cũng có thể giúp tăng khả năng chuyển đổi của khách hàng ở cả kênh online (trang web, ứng dụng di động, nền tảng mạng xã hội,…) và offline (cửa hàng, sự kiện). Theo thống kê, các doanh nghiệp dùng game hóa có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn gấp 7 lần so với những công ty không sử dụng.
Gamification là một phương pháp hiệu quả để tăng sự tham gia của người dùng của bạn. Bằng việc biến khách hàng thành người chơi, game hóa có thể tạo ra tỷ lệ tương tác và nhấp chuột cực kỳ cao.
Ngoài ra, nhờ đánh đúng tâm lý muốn chiến thắng, thể hiện mình và nhận thưởng, trò chơi hóa có thể dễ dàng chinh phục được khách hàng, khiến họ giao tiếp với doanh nghiệp nhiều hơn.
Một lợi ích khác của game hóa là tạo ra lead cho các chiến lược marketing ngành thời trang. Việc yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin liên lạc để tham gia vào trò chơi sẽ giúp tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng cho thương hiệu. Các lead này có thể được sử dụng để tiếp thị và bán hàng trong tương lai.
Trò chơi hóa cũng giúp xây dựng lòng trung thành của người tiêu dùng. Những tựa game độc đáo và thú vị giúp tạo ra một trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, từ đó tăng khả năng họ quay lại và mua hàng của thương hiệu.
Theo nghiên cứu, khoảng 60% người tiêu dùng sẽ cảm thấy muốn mua hàng nhiều hơn nếu họ thích trò chơi của thương hiệu. Thực tế, game hóa đã giúp công ty quần áo Moosejaw tăng doanh số bán hàng lên 76% và tạo ra ROI là 560% (eBridge Connections, 2019).
Áp dụng game hóa đúng cách sẽ giúp tăng doanh thu cho hàng thời trang
(Nguồn: vendhq.com)
Vai trò của gamification trong fashion marketing là điều không thể chối cãi. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như kỳ vọng, bạn cần nắm được các nguyên tắc cơ bản sau:
Trò chơi phải được thiết kế sáng tạo và độc đáo để phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh, từ đó nâng cao giá trị doanh nghiệp trong ngành thời trang.
Sau đây là một vài ý tưởng game mới lạ, bạn có thể tham khảo để áp dụng cho thương hiệu thời trang của mình:
Theo nghiên cứu, hơn 90% khách hàng thích các nội dung tương tác. Do đó, muốn tạo ra chiến lược gamification thành công, bạn cần tạo ra các yếu tố kích thích người chơi tương tác. Để làm được điều này, bạn có thể:
Hơn 90% người dùng thích các nội dung tương tác cao
(Nguồn: dvphilippines.com)
Gamification không phải đơn thuần là trò chơi mang tính giải trí. Mục đích cuối cùng của hoạt động game hóa chính là để quảng bá thương hiệu, sản phẩm.
Do đó, bạn cần đặt các bộ trang phục, logo thương hiệu ở các vị trí trung tâm, dễ nhận biết nhất và có thể “thu hút mọi ánh nhìn”. Thông qua trò chơi, khách hàng sẽ khắc sâu hơn hình ảnh thương hiệu và tăng khả năng nhận thức về sản phẩm của bạn.
Nếu muốn xây dựng gamification cho chiến lược marketing ngành thời trang hiệu quả, nhanh chóng, hãy liên hệ ngay với Woay.vn. Với góc nhìn của một chuyên gia, chúng tôi sẽ tư vấn giải pháp tối ưu và tiết kiệm nhất cho bạn.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay.
Mọi người đều đọc