Gamification ngành thời trang là hình thức tiếp thị độc đáo đang được rất nhiều thương hiệu quần áo, giày dép sử dụng với hiệu quả cực kỳ ấn tượng. Vậy game hóa đã tác động như thế nào đến trải nghiệm của khách hàng và doanh số bán ra? Hãy cùng Woay tìm hiểu chi tiết về những lợi ích mà giải pháp marketing này có thể đem đến cho ngành thời trang nhé!

Bài viết liên quan:

gamification-nganh-thoi-trang-la-mot-chieu-thuc-marketing-doc-dao-hien-nay

Gamification ngành thời trang là một chiêu thức marketing độc đáo hiện nay
(Nguồn: glossy.co)

1. Tầm quan trọng của gamification trong kế hoạch marketing của thương hiệu thời trang

Ngành thời trang đang trên đà phát triển nhưng đi kèm với đó là sự cạnh tranh gay gắt từ rất nhiều nhãn hàng trên thị trường. Số lượng người bán tham gia vào lĩnh vực này đang gia tăng một cách nhanh chóng. Ước tính mỗi năm, trên toàn thế giới có khoảng 100 – 150 tỷ sản phẩm quần áo được sản xuất.

Điều này nghĩa là khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn và doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tạo ấn tượng, níu giữ người tiêu dùng.

Trong bối cảnh đó, nếu muốn thu hút khách hàng hiệu quả, shop thời trang phải có chiến lược fashion marketing thật sự sáng tạo, độc đáo. Và gamification chính là giải pháp tối ưu giúp thương hiệu gây ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng ở thời điểm hiện tại.

Một số lợi ích tuyệt vời, rất dễ nhận thấy của game hóa có thể kể đến như: nâng cao hình ảnh và bản sắc thương hiệu, tăng lưu lượng chuyển đổi, tăng doanh số, thu thập dữ liệu khách hàng hiệu quả,… Đây chắc chắn sẽ là một xu hướng không thể bỏ qua trong kế hoạch marketing của các thương hiệu thời trang hiện nay.

game-hoa-co-the-kich-thich-khach-hang-mua-sam-thong-qua-cac-phan-qua-giam-gia

Game hóa có thể kích thích khách hàng mua sắm thông qua các phần quà giảm giá
(Nguồn: customerglu.com)

2. Tại sao gamification là công cụ hiệu quả để tăng tương tác và đơn hàng?

Bằng cách lồng ghép các cơ chế hấp dẫn của game (phần thưởng, thử thách, bảng xếp hạng, nhân vật ảo, tính điểm,…) vào hoạt động marketing, game hóa giúp khách hàng cảm thấy hứng thú và tích cực tương tác nhiều hơn với thương hiệu.

Khi tham gia gamification ngành thời trang, người chơi bị thu hút bởi yếu tố giải trí, phần thưởng hấp dẫn nên sẽ dễ dàng thực hiện theo những yêu cầu từ phía doanh nghiệp.

Ngoài ra, tâm lý cạnh tranh, mong muốn chiến thắng cũng là một lý do quan trọng, khiến khách hàng liên tục tham gia hoạt động gamification hết lần này đến lần khác.

Không những kích thích tương tác, trò chơi hóa còn có thể giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên gấp 7 lần. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng có đến 60% khách hàng sẽ mua sản phẩm nếu họ yêu thích trò chơi của thương hiệu.

hon-60-khach-hang-noi-rang-ho-se-mua-hang-neu-thich-tro-choi-cua-thuong-hieu

Hơn 60% khách hàng nói rằng họ sẽ mua hàng nếu thích trò chơi của thương hiệu
(Nguồn hàng: forbes.com)

Thông qua hoạt động game hóa, bạn có thể trao cho người dùng các “phần thưởng khuyến khích mua hàng” như: voucher, coupon giảm giá, mã freeship,… từ đó tạo động lực để khách hàng mua sắm nhiều hơn.

Có thể nói game hóa là một trong những cách tăng doanh số bán hàng thời trang hiệu quả và nhanh chóng nhất hiện nay. Thực tế, gamification đã giúp cho công ty thời trang Moosejaw tăng 76% doanh số (theo eBridge Connections).

3. Case study sáng giá từ Woay và thế giới về gamification trong ngành thời trang

Việc ứng dụng game hóa vào ngành thời trang đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Rất nhiều thương hiệu đã vận dụng khéo léo gamification vào hoạt động tiếp thị của mình và đạt được thành công đáng ngạc nhiên. Dưới đây là một vài case study thành công nổi bật:

160Store – Minigame “Page triệu like – Quay triệu quà”

160Store là một thương hiệu thời trang Việt Nam xuất khẩu với hệ thống gồm 7 cửa hàng trải dài từ Bắc vào Nam. Để mừng sự kiện fanpage được 1 triệu like và hướng tới mục tiêu tăng tương tác, doanh thu cho cửa hàng, 160Store đã kết hợp với Woay để xây dựng gamification ngành thời trang mang tên “Page triệu like – Quay triệu quà”.

minigame-cua-160-store-duoc-thiet-ke-theo-dang-vong-quay-may-man

Minigame của 160Store được thiết kế theo dạng vòng quay may mắn
(Nguồn: Woay.vn)

Trò chơi được thiết kế dưới dạng vòng quay may mắn với rất nhiều phần thưởng hấp dẫn như voucher mua hàng 2 triệu, voucher 100K, mã giảm giá 5%, 10%, 20% và hàng chục ngàn sản phẩm áo thun, quần jean của 160Store,…

Để tổ chức chương trình này, Woay đã tạo ra một landing page với subdomain riêng biệt, sau đó sử dụng chatbot để tự động gửi link game, mã khuyến mãi cho khách hàng.

Kết quả, chỉ trong một thời gian ngắn tổ chức, 160Store đã đạt được những con số khá ấn tượng:

  • Tổng lượt tiếp cận của minigame: 654.000 lượt tiếp cận.

  • Số lượng comment: 8.600 bình luận.

  • Số lượng người tham gia: 9.745 người chơi.

  • Tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng: 25%.

Hoạt động minigame “Page triệu Like – Quay triệu quà” không chỉ giúp 160Store cải thiện sự tương tác trên fanpage mà còn tăng độ nhận diện thương hiệu và đem lại hiệu quả lớn về mặt kinh doanh.

Nón Trùm – Vòng xoay may mắn

Chiến lược marketing cho shop thời trang ứng dụng gamification tiếp theo mà Woay muốn giới thiệu hôm nay là minigame “Vòng xoay may mắn” của Nón Trùm - chuỗi cửa hàng phân phối mũ bảo hiểm chính hãng.

Chương trình được thiết kế dựa trên nền tảng Woay và tổ chức vào dịp 8/3. Luật chơi của game khá đơn giản và bất cứ ai cũng có thể tham gia. Người chơi chỉ cần bình luận trên bài post giới thiệu minigame của Nón Trùm. Sau đó, chatbot sẽ tự động gửi link chơi game để người dùng có thể truy cập vào landing page và tham gia vòng quay trúng thưởng.

minigame-vong-xoay-may-man-cua-non-trum-da-thu-hut-duoc-1-300-luot-tuong-tac

Minigame Vòng xoay may mắn của Nón Trùm đã thu hút được 1.300 lượt tương tác
(Nguồn: Fanpage Nón Trùm)

Với mục đích giới thiệu dịch vụ cho cửa hàng, Woay đã setup phần thưởng “phiếu giặt nón miễn phí” có tỷ lệ trúng thưởng cao (35%). Ngoài ra, khi tham gia hoạt động gamification ngành thời trang “Vòng xoay may mắn” của Nón Trùm, người chơi còn có cơ hội nhận nhiều quà tặng hấp dẫn khác như phiếu mua hàng 100K, giảm giá 10%, quà tặng may mắn,…

Kết quả, chỉ sau 3 ngày tổ chức, chương trình đã tiếp cận được 100.000 người, thu hút 1.300 lượt tương tác trên fanpage và có tổng cộng 750 người tham gia (cao gấp 3,5 lần so với các hoạt động minigame thông thường khác).

Louis Vuitton - Louis: The Game

Louis Vuitton là nhãn hàng thời trang cao cấp của Pháp. Nhân dịp 200 năm thành lập, hãng đã tung ra một chiến dịch gamification mang tên Louis: The Game.

Trong trò chơi này, người chơi sẽ hóa thân vào linh vật Vivienne của Louis Vuitton và tham gia một cuộc phiêu lưu đầy thú vị. Bạn cần phải qua 6 thế giới tưởng tượng và thu thập các ngọn nến monogram để có thể đến được buổi lễ kỷ niệm sinh nhật của Louis Vuitton. Khi hoàn thành nhiệm vụ, người dùng sẽ nhận được những tấm postcard có thông tin nổi bật của thương hiệu.

Thông qua chiến dịch gamification ngành thời trang lần này, Louis Vuitton đã giúp khách hàng tiếp nhận thông điệp, lịch sử thương hiệu một cách dễ dàng hơn.

Xem thêm: Các thương hiệu nổi tiếng đã ứng dụng game hóa như thế nào?

louis-the-game-duoc-thiet-ke-theo-dang-game-nhap-vai-tren-app

“Louis: The Game” được thiết kế theo dạng game nhập vai trên app
(Nguồn: jingdaily.com)

4. Cách triển khai gamification trong ngành thời trang

Để triển khai hoạt động game hóa cho ngành thời trang, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu và đối tượng của chiến dịch

Thương hiệu thời trang cần xác định rõ ràng về những gì mình muốn đạt được từ gamification (tăng doanh số bán hàng, tăng nhận diện thương hiệu hay tăng sự gắn kết của khách hàng).

Ngoài ra, bạn cũng cần nghiên cứu hành vi, sở thích và nhu cầu của đối tượng mục tiêu, ví dụ như tuổi, giới tính, địa lý, thu nhập, hay sở thích chơi game của khách hàng.

Bước 2: Thiết kế các yếu tố và cơ chế của trò chơi

Ở bước này, bạn cần quyết định các yếu tố và cơ chế sẽ được áp dụng trong game (tính điểm số, huy hiệu, bảng xếp hạng, nhiệm vụ, phần thưởng hay kể câu chuyện,…).

Lưu ý, cần đảm bảo rằng các yếu tố và cơ chế này phù hợp với mục tiêu, đối tượng khách hàng của bạn. Ví dụ, nếu muốn lên kế hoạch marketing cho shop thời trang để tăng doanh số, bạn nên chọn game trúng thưởng với các phần quà kích thích mua hàng như voucher giảm giá, khuyến mãi mua 2 tặng 1,…

Bước 3: Chọn nền tảng thiết kế

Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ, giúp bạn thiết kế gamification đơn giản, hiệu quả. Đơn cử như: Spinify, SmartWinnr, Perkville, Woay.vn,… Trong đó, Woay là công cụ thuần Việt 100% với giao diện đơn giản, dễ sử dụng và có mức giá cực kỳ hấp dẫn (chỉ từ 200.000 đ/tháng). Dù không có bất kỳ kiến thức nào về lập trình, bạn vẫn có thể dùng Woay để thiết kế các tựa game hấp dẫn chỉ trong 5 phút.

Bước 4: Thiết kế gamification

Sau khi đã chọn được nền tảng thiết kế ưng ý, bạn có thể xây dựng game thông qua các bước như sau:

  • Thiết kế giao diện gamification ngành thời trang phù hợp với phong cách, màu sắc của thương hiệu.

  • Xây dựng luật chơi cho chiến dịch game. Luật chơi nên đơn giản, dễ tham gia và có thêm các yếu tố cạnh tranh để kích thích tâm lý muốn chiến thắng của người dùng.

  • Chọn kênh phát hành chiến dịch game hóa để thu hút được lượng khách hàng nhiều nhất (ví dụ như website, ứng dụng di động, mạng xã hội, hay trò chơi trực tuyến).

  • Cài đặt thời gian tổ chức chương trình. Thương hiệu chỉ nên tổ chức game trong một thời gian ngắn (dưới 7 ngày) để giữ được sức nóng cho game.

  • Cài đặt phần quà và tỷ lệ trúng thưởng cho chiến dịch gamification ngành thời trang.

Bước 5: Thực hiện và theo dõi chiến dịch

Ở bước này, bạn cần phát hành game thu hút sự chú ý của khách hàng bằng các chiến lược tiếp thị hiệu quả. Ngoài ra, cũng cần theo dõi kết quả và hiệu suất của chiến dịch dịch bằng các chỉ số đo lường cụ thể (lượt tiếp cận, lượt tương tác, số lượng người tham gia,…).

5. Kết luận

Gamification là giải pháp tiếp thị độc đáo, giúp thương hiệu thời trang trở nên nổi bật và thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng. Bằng cách tạo ra một môi trường giải trí đầy thú vị, game hóa có thể khiến khách hàng tích cực tương tác với công ty và cảm thấy muốn mua sắm nhiều hơn.

Ưu điểm của game hóa là không có gì phải bàn cãi. Vậy bạn còn chần chờ gì mà không bắt đầu xây dựng một chiến dịch gamification ngành thời trang ngay hôm nay cho thương hiệu của mình? Nếu vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu thì hãy để Woay tư vấn cho bạn từ A-Z.

 

Đăng bởi: admin