Xây dựng Brand Awareness giúp tạo dựng các giá trị và phủ sóng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng từ đó nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Các chiến lược truyền thông marketing của các thương hiệu đều có mục tiêu cuối cùng là xây dựng và nâng cao giá trị, hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Trong đó, brand awareness là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngành và đóng vai trò quan trọng giúp thương hiệu phát triển vững mạnh trên thị trường.
Vậy brand awareness là gì và bí quyết xây dựng hiệu quả như thế nào để nâng cao giá trị doanh nghiệp? Hãy cùng Woay tìm hiểu tất tần tật về brand awareness trong bài viết dưới đây.
Xây dựng Brand Awareness hiệu quả để nâng cao giá trị doanh nghiệp
(Nguồn: smartinasia)
Bài viết liên quan:
“Brand Awareness là gì?” là câu hỏi mà nhiều marketer thắc mắc khi mới bước chân vào ngành. Trong tiếng Việt, Brand Awareness có nghĩa là mức độ nhận diện thương hiệu, đó chính là khả năng ghi nhớ và mức độ nhận biết của khách hàng về đặc trưng sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của một doanh nghiệp.
Phát triển thương hiệu doanh nghiệp là một việc rất quan trọng nhằm mục đích khẳng định “bạn là ai”, giúp mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng mục tiêu.
Thương hiệu doanh nghiệp giúp chứng minh chất lượng, uy tín và kinh nghiệm của doanh nghiệp. Chính vì thế, mức độ nhận diện thương hiệu càng cao thì khả năng duy trì lòng trung thành của khách hàng càng cao và doanh thu mang lại càng lớn.
Xây dựng nhận diện thương hiệu nhằm khẳng định “bạn là ai”
(Nguồn: Taxplus)
Việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp. Dù là thương hiệu lớn hay thương hiệu nhỏ, việc tăng độ nhận diện thương hiệu là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Trong quy trình marketing sản phẩm, dịch vụ tới đối tượng khách hàng mục tiêu, Brand Awareness chính là bước quan trọng đầu tiên. Đồng thời, đây cũng chính là yếu tố thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Brand Awareness đứng đầu trong mô hình tiếp thị AIDA
(Nguồn: Bhavik Shah)
Với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay, việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp giúp tạo dựng niềm tin và uy tín trong lòng khách hàng, từ đó tác động trực tiếp tới hành vi mua hàng.
Theo nghiên cứu về hành vi mua sắm từ Nielsen đối với hơn 29.000 người dùng ở 58 quốc gia, phần đông khách hàng thường có xu hướng mua sản phẩm từ những thương hiệu họ cảm thấy “quen thuộc” hay “đã biết đến”. Điều này cho thấy rằng, sự nhận biết thương hiệu càng cao thì sẽ đem đến nguồn doanh thu càng ổn định.
Vì các thương hiệu mới xuất hiện liên tục trên thị trường nên dù khách hàng đã biết đến thương hiệu của doanh nghiệp thì vẫn phải liên tục xây dựng branding, duy trì và phát triển thương hiệu để củng cố vững chắc “địa vị” của thương hiệu trong lòng khách hàng, giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.
Mỗi khi khách hàng phát sinh nhu cầu về việc mua sắm một sản phẩm, dịch vụ thì Brand Awareness chính là yếu tố giúp họ nghĩ ngay đến thương hiệu của bạn trong ngành hàng doanh nghiệp bạn phân phối.
Lúc này, thương hiệu của doanh nghiệp đã trở thành một “từ khóa” luôn hiện hữu trong đầu khách hàng, ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm thông tin và hành vi mua hàng của khách hàng. Đó chính là sự liên tưởng, liên kết mà việc xây dựng độ nhận diện thương hiệu vững chắc đã tạo dựng được trong tâm trí người tiêu dùng.
Brand Awareness giúp tăng sự liên kết trong tâm trí khách hàng
(Nguồn: Magentoblog)
Giá trị thương hiệu được hình thành và xác định bởi những trải nghiệm của khách hàng và nhận thức của họ về thương hiệu của doanh nghiệp. Việc liên tục xây dựng thương hiệu để gia tăng những trải nghiệm và cảm nhận tích cực của khách hàng về sản phẩm giúp gia tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.
Xây dựng Brand Awareness là việc làm tất yếu để gia tăng độ nhận diện thương hiệu đến khách hàng. Tuy nhiên, đây là bước đi quan trọng nên các doanh nghiệp cần nắm rõ cách xây dựng thương hiệu với quy trình, phương án tối ưu.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ khoảng 44% các nhà tiếp thị quan tâm đến việc tìm hiểu chi tiết phân khúc khách hàng của mình và 85% trong số đó xác định được hướng đi chính xác để mang lại hiệu quả. Nếu không xác định rõ mục tiêu đối tượng tiếp cận thì xây dựng Brand Awareness chỉ mất tiền mà không đem lại hiệu quả gì cho doanh nghiệp.
Trước khi tiến hành xây dựng nhận diện thương hiệu thì các doanh nghiệp cần phải xác định rõ về nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến, phù hợp với sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Xác định đúng tệp khách hàng mục tiêu để xây dựng chiến lược branding hiệu quả
(Nguồn: LinkedIn)
Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet thì các kênh truyền thông trực tuyến là bước nhảy đầu tiên để doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm được insight của khách hàng thông qua hành vi của họ trong các “ngôi nhà trực tuyến” để từ đó có thể đưa ra các chiến dịch tiếp cận phù hợp hơn.
Kết nối với khách hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội
(Nguồn: Hemeramedia)
Hãy chú trọng đến “túi tiền” của doanh nghiệp để có thể đưa ra những phương án tối ưu mang lại hiệu quả cho việc xây dựng Brand Awareness. Điều này chứng tỏ rằng bạn phải lựa chọn nền tảng truyền thông giúp thương hiệu đến gần nhất với đối tượng khách hàng tiềm năng.
Nếu lựa chọn những nền tảng không hiệu quả, bạn chỉ “đốt tiền” mà không đem lại hiệu quả thực sự trong việc tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
Việc xây dựng nội dung giá trị thương hiệu hoặc các điểm nhấn về sản phẩm, dịch vụ chính là cách kết nối khách hàng nhanh nhất. Các doanh nghiệp cần tìm ra điểm khác biệt và nổi bật của mình so với các đối thủ cùng ngành để thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu.
Sau khi đã tiến hành các bước để xây dựng Brand Awareness, đừng quên bám sát vào các chỉ số thể hiện kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được, so sánh với KPI đã thiết lập trước đó để nhận biết được khách hàng mục tiêu đã và đang nhận thức thương hiệu ở mức độ nào và tìm ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp và hiệu quả hơn.
Cần xác định các chỉ số để đo lường hiệu quả của chiến dịch
(Nguồn: LCN)
Xây dựng Brand Awareness là cả một quá trình lâu dài theo sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp. Để xây dựng độ nhận diện thương hiệu tốt thì độ nhận diện thương hiệu phải đảm bảo các yếu tố:
Đứng ở góc nhìn người tiêu dùng: Muốn hiểu rõ và tác động mạnh vào đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, các doanh nghiệp hay những nhà tiếp thị cần đứng ở vai trò của người tiêu dùng để xác định rõ nhu cầu thực sự của khách hàng. Đừng chia sẻ những giá trị doanh nghiệp muốn, hãy chia sẻ những giá trị mà khách hàng cần.
Bắt đầu bằng câu chuyện: những câu chuyện chân thực và ý nghĩa giúp ghi dấu ấn rõ hơn trong lòng khách hàng. Hãy lồng ghép những câu chuyện trong các bước tiếp thị thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ.
Tiếp cận khách hàng bằng những câu chuyện giúp kết nối khách hàng tốt hơn
(Nguồn: Marketing Negocios)
Cố gắng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội: Cách để đến gần người tiêu dùng nhất đó chính là tương tác với họ trên các nền tảng mạng xã hội như một người bạn. Ở thời 4.0 này thì mạng xã hội chính là phương thức tiếp xúc phổ biến nhất, các doanh nghiệp cần phải kết nối, duy trì sự tương tác với khách hàng trên các nền tảng này.
Xây dựng Brand Awareness hiệu quả chính là xây dựng thương hiệu doanh nghiệp vững chắc giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Chính vì thế đây là điều cần chú trọng khi bắt đầu phát triển một doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin Woay cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp ích cho mọi người trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp hiệu quả.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay