Một doanh nghiệp muốn định vị thương hiệu thành công trong lòng khách hàng thì việc xây dựng Brand Awareness là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào cũng vậy, thương hiệu chính là tài sản quý giá nhất. Mục tiêu xây dựng được thương hiệu vững mạnh, định vị được thương hiệu trong lòng khách hàng sẽ đem đến lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp giữa thị trường kinh doanh đầy khắc nghiệt.
Chính vì vậy việc xây dựng Brand Awareness hay còn gọi là nhận thức thương hiệu là việc tất yếu đối với doanh nghiệp. Độ nhận diện của thương hiệu tăng cao sẽ là một lợi thế tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với nhiều tệp khách hàng, đồng thời cũng sẽ có được những khách hàng “trung thành”.
Hiểu thêm về Brand Awareness
(Nguồn: Pinterest)
Brand Recognition được hiểu theo nghĩa là nhận diện thương hiệu, là những giá trị được xây dựng tạo nên sự khác biệt so với đại chúng trên thị trường. Hoặc hiểu đơn giản hơn là những gì của doanh nghiệp mà người tiêu dùng có thể thông qua đó mà xác định một sản phẩm hoặc một dịch vụ dựa trên các đặc điểm như slogan, logo, âm thanh… mà thương hiệu đó truyền tải đến khách hàng.
Brand Recognition được xem là một bước tiến gần trong quá trình định vị thương hiệu doanh nghiệp và là sự thành công nhất định trong việc tạo nên giá trị về nhận thức thương hiệu. Còn về nhận thức thương hiệu thì chính là việc khách hàng biết đến sự tồn tại của thương hiệu. Chung quy lại mà nói thì đây là hai khái niệm khác nhau, nhưng Brand Recognition được xem là một phần không thể thiếu trong Brand Awareness.
Xem thêm phần 1 tại: Tất tần tật về Brand Awareness (Phần 1)
Brand Recognition được xem là một phần trong Brand Awareness
(Nguồn: Unsplash)
Không biết đến, chính là cấp độ thấp nhất trong các cấp độ nhận biết thương hiệu. Ở cấp độ này, người tiêu dùng hoàn toàn không biết đến hoặc không nhận ra thương hiệu dù có được nhắc đến. Đây là cấp độ đầu tiên dành cho những ai vừa tiếp xúc đến thương hiệu.
Ở cấp độ này khách hàng có thể nhận biết được thương hiệu khi được nhắc nhở bằng các yếu tố màu sắc, logo, slogan… nhưng việc nhận biết vẫn còn hạn chế. Đây cũng xem như là bước đầu của việc xây dựng branding.
Khi đạt được cấp độ không nhắc mà nhớ thì doanh nghiệp đó đã tạo nên sức ảnh hưởng và chỗ đứng nhất định trên thị trường. Ở cấp độ này thì khách hàng có thể tự liên tưởng và nhớ đến thương hiệu một cách tự nhiên mà không cần đề cập bất cứ yếu tố nhắc nhở nào.
Để đạt đến cấp độ nhớ mà không cần nhắc thì doanh nghiệp đó phải để lại dấu ấn mạnh mẽ từ chất lượng, sự độc đáo, mới lạ và hợp với thị hiếu khách hàng. Đồng thời cũng cần có định hướng về các chiến lược Brand Awareness hợp lý.
Nhắc đến logo đặc trưng là nhớ đến sản phẩm
(Nguồn: Unsplash)
Top of mind được xem là cấp độ cao nhất trong việc xây dựng Brand Awareness và được xem là sự thành công trong việc xây dựng nên một thương hiệu có chỗ đứng trong thị trường. Ở cấp độ này thương hiệu đã tạo dựng được vị thế trong lòng khách hàng và trở thành vị trí hàng đầu khi khách có nhu cầu về sản phẩm có liên quan.
Để đạt được cấp độ này thì doanh nghiệp đã tạo được sự ảnh hưởng lớn, cũng như trở thành thương hiệu ưa thích của khách hàng. Ví dụ khi nghĩ đến dòng sản phẩm cao cấp thì sẽ nghĩ ngay đến Apple, hay kem đánh răng nhiều người sẽ nghĩ đến Colgate đầu tiên.
Việc xây dựng thương hiệu khiến khách hàng có thể nhớ mặt và sẽ trở thành những lựa chọn ưu tiên trong danh sách mua hàng. Tạo được định vị thương hiệu trong lòng khách hàng và tăng doanh số bán hàng, đó là sự thành công lớn của doanh nghiệp và cũng điều mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng đến trong quá trình kinh doanh.
Shopee tạo được nhận thức thương hiệu mạnh mẽ trong lòng khách hàng
(Nguồn: shutterstock)
Để phát triển vững mạnh và tiếp cận với nhiều tệp khách hàng, việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là điều tiên quyết trong chiến lược marketing. Vậy có những cách nào để tăng độ nhận biết thương hiệu với khách hàng?
Muốn xây dựng được thương hiệu đầu tiên cần vẽ được chân dung khách hàng mục tiêu, phân tích từ nhiều góc độ như sở thích, nhu cầu, thói quen… tất cả mọi thứ có thể đáp ứng được nhu cầu mà khách hàng mong muốn. Hiểu rõ khách hàng để tạo nên những sản phẩm và dịch vụ phù hợp đồng thời tạo truyền tải thông điệp marketing phù hợp hơn.
Xem thêm: Cách xác định khách hàng mục tiêu
Việc tạo được dấu ấn riêng giúp cho thương hiệu trở nên độc đáo, phân biệt được với đại đa số thương hiệu cùng lĩnh vực, giúp thương hiệu nổi bật và tăng độ nhận diện trong tâm trí khách hàng hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng của brand awareness giúp hút khách hàng biết đến, tạo được tệp đối tượng khách hàng tiềm năng cho thương hiệu.
Mỗi thương hiệu cần có một sự nhất quán và đồng nhất từ Slogan, thiết kế, màu sắc, phông chữ, logo,... Không chỉ vậy, cần áp dụng tính nhất quán vào các trang web, các kênh truyền thông, chiến dịch quảng cáo… để khách hàng luôn nhận được thông điệp đồng nhất từ thương hiệu.
Việc tạo nên tính nhất quán sẽ giúp thương hiệu trở nên dễ nhận diện và gây ấn tượng mạnh mẽ hơn trong tâm trí khách hàng. Đặc biệt nó cũng truyền tải được thông điệp những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải và thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Tạo nên tính nhất quán để tăng đồ nhận dạng cho thương hiệu
(Nguồn: Colorlib)
Thời đại của công nghệ các kênh truyền thông phát triển mạnh, đây được xem là phương tiện kết nối với khách hàng nhanh nhất. Việc sử dụng các kênh truyền thông khác nhau như báo chí, truyền hình, hay các trang mạng xã hội có tính lan tỏa rộng như Facebook, Youtube, Tik Tok, Instagram, Zalo… để tạo độ phủ và sự ghi nhớ dễ dàng hơn.
Tuy nhiên việc chọn lựa các kênh truyền thông đa phương tiện phù hợp với tệp khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến cũng vô cùng quan trọng. Ví dụ khách hàng trẻ tuổi thì có thể chọn lựa Instagram, Tik Tok, Facebook… còn đối tượng người cao tuổi thì có thể chọn lựa các kênh như báo chí, truyền hình sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong việc tiếp cận tệp khách hàng mục tiêu.
Các kênh truyền thông đa dạng
(Nguồn: istock)
Minigame là cách xây dựng thương hiệu được nhiều doanh nghiệp hướng đến vì hiệu quả trong việc thu hút khách hàng và tăng độ nhận biết thương hiệu. Minigame được thiết kế dựa trên sản phẩm nhu cầu, mục đích của doanh nghiệp để khách hàng có thể tương tác với thương hiệu và tạo sự ghi nhớ trong tâm trí của khách hàng.
Tuy nhiên khi thiết kế minigame cần phải chú ý đến tính giải trí, sự thú vị, quy tắc đơn giản dễ hiểu để ai cũng có thể tham gia. Đặc biệt hơn, thông qua trò chơi khách hàng sẽ nhận được phần thưởng để tăng sự hấp dẫn và kích thích khách hàng tham gia trò chơi.
Xem thêm: Định vị thương hiệu thông qua minigame: Tại sao không?
Skin minigame vòng quay may mắn của Woay
(Nguồn: Woay)
Phương pháp đánh giá mức độ nhận diện thương hiệu có thể thông qua hai phương pháp là định lượng và định tính.
Có thể thấy brand awareness là yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing của bất cứ doanh nghiệp nào. Nó giúp tạo nên tính nhất quán giúp tăng độ nhận thức và ghi nhớ về thương hiệu tạo nên được tệp khách hàng trung thành, đồng thời góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Woay hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn khi đang lên kế hoạch xây dựng được thương hiệu cho doanh nghiệp tốt nhất.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay