Thiết kế minigame chính là vũ khí đắc lực để thu hút khách hàng tiềm năng, khi việc marketing ngành mỹ phẩm đang dẫn đầu xu thế hiện nay.
Sự chuyển biến chóng mặt của ngành thương mại điện tử đòi hỏi doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh trên nền tảng online phải xây dựng chiến lược thiết kế minigame hiệu quả, nhằm có thể định vị thương hiệu và thu hút lượng khách hàng tiềm năng đến với sản phẩm của mình.
Không nằm ngoài xu hướng đó, các thương hiệu mỹ phẩm cũng liên tục gây chú ý với khách hàng, giới truyền thông với các hoạt động độc đáo, sáng tạo khi marketing bằng minigame. Để bước chân vào thị trường này và nâng cao sức cạnh tranh cho thương hiệu mỹ phẩm của bạn, hãy cùng Woay tham khảo các thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây!
Bài viết liên quan:
Tìm hiểu bí quyết ứng dụng gamification cho thị trường mỹ phẩm cùng Woay
(Nguồn: Woay)
Những năm gần đây, xây dựng minigame tăng tương tác đang là xu hướng marketing phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực mỹ phẩm. Trong đó, nhiều thương hiệu đã áp dụng thành công marketing bằng minigame trong hoạt động truyền thông, quảng cáo. Điển hình bạn có thể tham khảo:
Tháng 5 vừa qua, Rohto đã thực hiện minigame với tên gọi “Thử tài xếp chữ, rinh ngay quà hè”. Người chơi cần đoán đúng dòng chữ sắp xếp ngẫu nhiên và bình luận thêm 4 sản phẩm yêu thích khác. Minigame đã thu hút 5,7 nghìn lượt tiếp cận trên Facebook. Qua đó, Rohto đã thành công quảng bá thương hiệu, đồng thời có được thông tin về sản phẩm được đa số khách hàng ưa chuộng.
Bên cạnh thu được lượng tương tác tốt, Rohto còn thành công quảng bá được các sản phẩm trọng điểm trong chiến dịch hè 2022
(Nguồn: Rohto)
Minigame mỹ phẩm “Chọn kem chống nắng cho từng loại da” đã thu hút một lượng lớn người chơi bằng thể lệ vô cùng đơn giản: người chơi sẽ ghép sản phẩm kem chống nắng của La Roche Posay với loại da phù hợp. Chỉ trong một tuần, minigame đã có hơn 1 nghìn người tham gia. Chỉ với 10 phần quà nhỏ, thương hiệu đã khiến người dùng nhớ được những ưu điểm mà sản phẩm quảng cáo mang lại.
Bằng một minigame đơn giản, La Roche Posay đã có thể hướng dẫn (educate) khách hàng về sản phẩm của mình
(Nguồn: La Roche Posay)
Estee Lauder đã thực hiện minigame đoán quà tặng kèm khi mua sản phẩm serum mới trên page Lazada. Người chơi chỉ cần theo dõi thương hiệu trên sàn thương mại điện tử. Kết thúc minigame, ước tính gian hàng Estee Lauder trên Lazada đã tăng thêm 20 nghìn lượt theo dõi, qua đó thành công quảng bá sản phẩm mới và tăng thêm doanh số bán ra.
Nhằm thu hút sự chú ý cũng như quảng bá cho bộ sản phẩm chăm sóc da vừa ra mắt, thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng Pond’s đã không ngần ngại bỏ ra một khoản chi phí thiết kế minigame cho chương trình “Nhận diện nhà Pond’s, rinh ngay quà hot️!”. Nhờ vào luật chơi đoán tên sản phẩm vô cùng đơn giản, minigame nhận lại được hơn 4 nghìn lượt tương tác tích cực từ khách hàng.
Chương trình của Pond’s đã đón nhận được nhiều người hưởng ứng
(Nguồn: Pond’s)
Trong chiến dịch “Khám phá Việt Nam” vào tháng 8/2020, Cocoon đã sử dụng minigame vòng quay may mắn với luật chơi dễ hiểu, mục tiêu giới thiệu các dòng sản phẩm thuần chay hoa hồng và cà phê mới. Chiến dịch đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và tham gia từ người dùng. Qua đó, tối ưu hiệu quả marketing sản phẩm, đồng thời gia tăng tương tác cho fanpage của Cocoon.
Chiến dịch “Khám phá Việt Nam” đã từng làm mưa làm gió trên các nền tảng xã hội
(Nguồn: Cocoon)
Trong số các hoạt động truyền thông kể trên, đặc biệt nhất là dự án thiết kế minigame “Vòng quay may mắn – Đã chơi là trúng!” giữa Woay và Cỏ mềm Homelab, với ước muốn truyền tải thông điệp bảo vệ sức khỏe bằng cách sử dụng mỹ phẩm sạch đến với mọi người.
Dự án minigame hợp tác với Cỏ mềm Homelab đã giúp thương hiệu trở nên thân thuộc với khách hàng hơn
(Nguồn: Woay)
Với hơn 4400 khách tham gia, 100 nghìn lượt tiếp cận và 2200 bình luận, Cỏ mềm đã thành công khiến thương hiệu trở nên quen thuộc với người dùng. Bên cạnh đó, minigame mang lại cho doanh nghiệp gấp 5 lần số đơn hàng so với game trước, cho thấy khách hàng ngày càng tin tưởng và mong muốn đồng hành lâu dài với thương hiệu.
Như vậy, có thể thấy rằng, minigame đang được xem là hoạt động điển hình trong việc hấp dẫn và thu hút tương tác của các khách hàng tiềm năng. Trong tương lai, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển và chắc chắn trở thành một yếu tố tất yếu đối với lĩnh vực marketing.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, gamification hay “game hóa” đang là một xu hướng phổ biến và thông dụng cho nhiều chiến dịch marketing. Đối với thị trường mỹ phẩm, gamification được xem là một phương tiện quan trọng trong việc tiếp thị và quảng bá thương hiệu.
Gamification marketing đang là xu hướng phổ biến trên thị trường
(Nguồn: Internet)
Gamification khuyến khích sự hưởng ứng và tham gia của người dùng. Nhiều doanh nghiệp nhận định thiết kế minigame một trong những chiến dịch tiện lợi và đơn giản giúp công ty nắm được lợi thế cạnh tranh. Hiện nay, doanh nghiệp đang ngày càng linh động và sáng tạo hơn trong việc tìm ra những phương thức tiếp thị gamification độc đáo và mới lạ để thu hút và gia tăng tương tác với khách hàng tiềm năng.
Đặc biệt đối với ngành mỹ phẩm, thương hiệu có thể đánh vào tâm lý ưa chuộng những chương trình khuyến mãi, quà tặng và trải nghiệm sản phẩm thông qua các hoạt động thú vị của phái nữ nói riêng và giới trẻ nói chung khi mua sắm online và offline. Có thể thấy, mặt bằng chung các thương hiệu hiện nay đang làm tốt điều này.
Sự phủ sóng của việc marketing đa kênh đã tạo cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp tăng điểm chạm của mình trong hành trình khách hàng. Bên cạnh đó, minigame cũng chính là công cụ tuyệt vời để tăng độ nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng tiềm năng.
Tăng trải nghiệm khách hàng bằng việc tổ chức hoạt động minigame
(Nguồn: Internet)
Đây chính là hoạt động ngày càng được nhiều thương hiệu lựa chọn hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, hiệu quả truyền thông đã thu hút lượng lớn khách hàng dùng thử sản phẩm thông qua các chương trình quà tặng. Hơn thế nữa, việc kích thích khách hàng tiêu thụ sản phẩm thông qua quà tặng voucher và giữ chân khách hàng quay trở lại mua sắm với thương hiệu chính là mục tiêu mà hầu hết doanh nghiệp đang thực hiện.
Khi bối cảnh social media đang dần lên ngôi, các thương hiệu đã nhanh chóng tận dụng sức nóng này trên các kênh mạng xã hội để sáng tạo các trò chơi và đưa chúng vào các hoạt động marketing của mình.
Tận dụng tương tác đa kênh, các trò chơi có thể được thiết kế để phù hợp trên nhiều nền tảng nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố quản lý, dễ dàng theo dõi. Đó là cách thức giúp thương hiệu thống kê số lượt tham gia từ phía khách hàng qua mỗi lần chơi trên các kênh khác nhau.
Khi tận dụng hiệu quả trò chơi để đưa vào làm chất liệu truyền thông (đăng tải thông tin giải thưởng, cập nhật thứ hạng, quảng bá về giá trị quà tặng,...) sẽ giúp thương hiệu kích thích tâm lý khách hàng để tham gia chương trình, tăng nhu cầu mua sắm để lấy lượt tham gia trò chơi,...
Ngoài ra, các hình thức và quà tặng cần được tối ưu và phù hợp với mục tiêu marketing và insight của khách hàng trong từng giai đoạn. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể khai thác được phân khúc khách hàng mới sau mỗi lần tổ chức minigame.
Chiến dịch marketing thông qua minigame trong lĩnh vực mỹ phẩm thường được thiết kế sáng tạo và độc đáo
(Nguồn: Internet)
Minigame tại các điểm bán đã mang lại thành công rực rỡ cho doanh nghiệp. Một số gợi ý mà Woay muốn cung cấp cho bạn như là trò chơi quay vòng quay may mắn, thử makeup AR, hoặc quan tâm theo dõi thương hiệu qua các kênh online để nhận quà, đố vui về sản phẩm,... Bạn có thể tổ chức minigame trên fanpage Facebook, Zalo và sàn thương mại điện tử để kích thích lượng lớn người theo dõi tham gia.
Khi minigame trở thành một phần trong hoạt động marketing, việc thường xuyên tạo mini game online để tăng tương tác với khách hàng là điều vô cùng cần thiết. Vì vậy, các thương hiệu cần sáng tạo và chuyên nghiệp hơn nữa trong khâu thiết kế và quản lý các hoạt động marketing dưới hình thức game.
Hiện nay, việc tổ chức minigame theo phương pháp thủ công và lọc kết quả bằng tay sẽ khiến doanh nghiệp ngày càng khó quản lý hơn. Đến với Woay, chúng tôi tự hào là đơn vị thiết kế game chất lượng hàng đầu Việt Nam.
Woay sẽ mang đến cho bạn nền tảng quản lý minigame marketing hiệu quả, nhờ vào công cụ xây dựng trò chơi chuyên nghiệp. Điều này chính là vũ khí đắc lực để bạn từng bước chinh phục thị trường mỹ phẩm, qua việc tăng tương tác với khách hàng tiềm năng trên các kênh social. Ngoài ra, bạn còn có thể đẩy được lượng traffic về website, khi giữ chân người dùng lâu hơn ở điểm chạm thương hiệu.
Một số thương hiệu lớn ngành mỹ phẩm thường có các hoạt động marketing gamification mà Woay đề xuất bạn theo dõi là:
Việc thiết kế vòng quay may mắn chính là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp hiện nay
(Nguồn: Internet)
Hy vọng từ những thông tin qua bài viết trên đây, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về xu hướng thiết kế minigame khi lồng ghép cùng chiến lược marketing trong lĩnh vực mỹ phẩm. Nếu bạn đang mong muốn tìm một đơn vị uy tín để cung cấp giải pháp quảng bá thương hiệu nhờ game, hãy liên hệ ngay với Woay để cùng lên chiến dịch tăng doanh số thành công trong thời gian nhanh nhất!
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay.