Bằng cách sử dụng loại hình phim nhạc kịch, Vinasoy đã đạt được độ phủ sóng cũng như lượng tương tác cao trong vòng 45 ngày với chiến dịch "Lang Liêu hậu truyện". Chiến dịch lần này nhằm quảng bá sản phẩm "Fami an lành từ tự nhiên" tới người tiêu dùng.
Vinasoy hiện đang là một trong những thương hiệu nổi tiếng về sữa đậu nành của Việt Nam. Với chuỗi sản phẩm Sữa Đậu Nành Fami của mình, thương hiệu đã làm nên tên tuổi trên mảnh đất hình chữ S này. Trong những năm gần đây, Vinasoy luôn được biết đến thông qua các quảng cáo mang tính chất tình cảm gia đình cùng với các sản phẩm cũng như mục tiêu của mình.
Tết Canh Tý (2020) là năm đầu tiên Vinasoy áp dụng chiến dịch truyền thông của mình với dự án “Lang Liêu hậu truyện” cùng thông điệp truyền tải sự yêu thương đến từ gia đình nhiều hơn. Đối với người Việt, quà cáp hàng hiệu hay món ngon bốn phương cũng không bằng một cái Tết thực sự trọn vẹn và an lành bên gia đình. Dự án được thực hiện với 3 giai đoạn với sự tham gia của nhiều Influencer khác nhau. Cùng Woay điểm qua nhé.
Khơi gợi sự tò mò của người xem MV “Lang Liêu hậu truyện” thông qua dàn KOL chủ đạo và mạng lưới micro-influencer. Với mong muốn tạo sự chú ý từ phía truyền thông, thương hiệu đã sử dụng 100 micro-influencers được chọn từ 242 influencers có độ tuổi từ 18-24 với sức ảnh hưởng lớn nhỏ trên mạng xã hội. Mỗi influencer trên đều có trên dưới 10 ngàn người theo dõi. Bên cạnh đó, các influencer này đều được chọn vì có lối sống hiện đại, mang xu hướng “healthy & balance” nhằm lan toả hình ảnh “an lành” mà Vinasoy muốn hướng đến.
Sau khi nhận được lượng tương tác đáng kể từ người hâm mộ và khán giả, Vinasoy đã công bố phim ngắn “Lang Liêu hậu truyện” và tiếp sử dụng 300 micro-influencers kèm với các bài đăng TVC nhằm tạo sự bứt phá trong chiến dịch. Giai đoạn Tết chính là “thời điểm vàng” của chiến dịch. Với sự ủng hộ vốn có từ sau Giai đoạn 1, Vinasoy “thừa thắng xông lên” với hơn 300 những chia sẻ đến từ những influencers chỉ trong 3 ngày cận Tết, biến cái tên Vinasoy trở nên nổi bật hơn hẳn so với hàng loạt các nhãn hàng chạy truyền thông cùng thời điểm.
Chiến dịch thu về hơn 30 triệu lượt xem trên kênh YouTube của Vinasoy và hơn 1.7 triệu views trên kênh YouTube của Ninh Dương Lan Ngọc.
Các influencer chính là các nhân tố kích thích các người tiêu dùng tìm hiểu và mua sản phẩm. Ở giai đoạn này Vinasoy đã sử dụng thêm 100 influencers khác nhằm lan truyền câu chuyện thật của chính bản thân họ thông qua chiến dịch.
Chỉ trong vòng 20 ngày, chiến dịch đã đạt được rất nhiều thành công:
Báo cáo số liệu giai đoạn 2 của chiến dịch Vinasoy Tết 2020 (theo Operation Workflow 7SAT).
Sự tương tác và tác động từ influencer đã đưa chiến dịch tiếp cận được chủ yếu ở độ tuổi 18-24 và hơn 47% là nữ, 38% là nam giới, còn lại là giới tính khác. Chiến dịch lan tỏa mạnh nhất ở Hồ Chí Minh, chiếm 52%, sau đó là Hà Nội với 38%, còn lại là của các tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Cần Thơ…
Trong việc truyền đi thông điệp “ngày Tết an lành” thông qua chiếc MV ca nhạc ngày Tết, Vinasoy đã cho thấy các influencer có sức ảnh hưởng tới chiến dịch marketing như thế nào.
Với sự kết hợp từ 2 trong 8 động lực thuộc mô hình Octalysis, Vinasoy đã tạo ra một ấn phẩm đầu tay cho riêng mình “Lang Liêu hậu truyện” với mục tiêu marketing hướng đến người tiêu dùng Việt Nam:
Ảnh hưởng xã hội và khả năng gợi nhớ: Với đề tài liên quan tới thông điệp ngày Tết, Vinasoy muốn đưa sự ấm áp của gia đình thông qua cái Tết Canh Tý này. Với tiêu chí “An lành tự nhiên” tạo nên một cảm xúc áp áp gợi nhớ về những ngày tháng khi gia đình tụ họp với nhau. Người người nhà nhà đều có thể cảm nhận một chút chia sẻ từ gia đình. Mặt khác, đối với những người ăn Tết một mình hoặc có gia đình xa, họ vẫn sẽ nhớ tới những người thân yêu của mình. Mỗi người đều có thể ăn một cái Tết an lành theo cách của họ.
Tiếp đó, việc chọn kịch bản là truyền thuyết Bánh chưng bánh dày cũng là “nước đi” khôn ngoan, giúp mang quảng cáo và sau đó là thương hiệu lại gần hơn với người dùng.
Yếu tố mới lạ và sự tò mò: Tại sao lại mới lạ và gây tò mò? Đầu tiên là việc chiến dịch quảng cáo được phát hành dưới hình thức phim nhạc kịch ngắn, một thể loại còn khá mới lạ ở thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó là hàng loạt các teaser úp mở về siêu phẩm mùa Tết ở Giai đoạn 1, được đăng tải bởi Ninh Dương Lan Ngọc cùng 100 micro-influencers. Với dàn fan cứng của Chạy đi chờ chi và khán giả của 100 micro-influencers, chiến dịch này bắt đầu trở nên viral, trở thành “tin nóng” mỗi khi lên mặt báo.
Chính từ việc đánh trực tiếp vào hai động lực này, Vinasoy không chỉ mang đến cho thương hiệu một hình ảnh rất “Tết”, thu về doanh số cùng hiệu ứng truyền thông “khủng”, mà thông qua đó, gián tiếp xây dựng lên hình ảnh sữa đậu nành Việt, gắn vào tâm lý người dùng hình ảnh “Vinasoy = Quà biếu Tết” và “muốn an lành, chọn Tết Tự nhiên”.
Để kết lại, sau 45 ngày vận hành, Vinasoy đã thu về những hiệu ứng truyền thông cực kỳ tích cực và bùng nổ. Bên cạnh việc sử dụng một cách hiệu quả chiến lược Influencer Marketing, việc ứng dụng Gamification, xác định đúng những động lực phù hợp với nhóm người tiêu dùng tiềm năng, từ đó sắp xếp các giai đoạn truyền thông một cách hợp lý cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định độ thành bại của chiến dịch.
Gamification đơn giản là hành động ứng dụng những nguyên lý trong game vào trong các môi trường khác nhau, từ đó tạo những nền tảng động lực khuyến khích người dùng làm theo những mục đích của thương hiệu. Hình thức đơn giản nhất thường được ứng dụng trong các chiến dịch marketing tăng độ nhận diện hay doanh số của thương hiệu đó là minigame.
Bạn có muốn thử thiết kế một minigame HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ và ứng dụng vào chiến dịch marketing để trải nghiệm? Truy cập Woay - Nền tảng thiết kế minigame tăng tỷ lệ chuyển đổi nhé.
Mọi người đều đọc