Ứng dụng Gamification đang là một xu hướng trong các hoạt động marketing giúp tăng tính tương tác từ đó nâng cao hiệu quả marketing.
Hiện nay, Gamification đang là từ khóa hot trên các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau và được các marketer sử dụng rộng rãi, đem lại những kết quả vô cùng ấn tượng trong truyền thông. Cùng Woay tìm hiểu về Gamification và các yếu tố giúp tạo dựng chiến lược trò chơi thu hút một cách tự nhiên nhất trong bài viết dưới đây nhé.
Gamification đem lại hiệu quả cao trong marketing
(Nguồn: Harbinger Interactive Learning)
Bài viết liên quan:
Tâm lý thích vui chơi, thử thách, mạo hiểm, cảm giác hồi hộp, chiến thắng… là những cảm xúc mà ai cũng thích thú khi được trải qua. Chính vì thế, Gamification được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vào các hoạt động marketing nhờ hiệu quả đem lại vượt trội. Việc chọn trò chơi một cách khéo léo vào marketing làm gia tăng sự hấp dẫn, từ đó giúp làm tăng tính tương tác đối với các hoạt động marketing.
Sáng tạo các loại game khuyến khích sự tham gia của người chơi được xem là một hình thức đặc biệt giúp doanh nghiệp tạo dựng được điểm độc đáo, khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, từ đó lưu lại dấu ấn và gia tăng lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, với thương hiệu và với doanh nghiệp.
Ứng dụng Gamification vào các hoạt động marketing giúp thu hút người tham gia (Nguồn: Freepik)
Tùy vào đặc trưng của doanh nghiệp mà trò chơi được tạo ra với các hình thức khác nhau vừa phù hợp với đặc trưng văn hóa doanh nghiệp vừa thu hút khách hàng tham gia.
Gamification trong marketing đem đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giúp tiếp cận đến người dùng với trạng thái tích cực, mang lại giá trị cho khách hàng giúp khách hàng cảm thấy gần gũi hơn, cải thiện mức độ tương tác của khách hàng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, nâng cao lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu…
Có rất nhiều các doanh nghiệp lớn đã ứng dụng Gamification một cách thành công và thu hút được đông đảo lượng người dùng trung thành qua các trò chơi như Shopee, Tiki, Coca, Pepsi, Nike… Mỗi doanh nghiệp đều đang tìm cách linh động và sáng tạo hơn khi sử dụng game hóa để tạo ấn tượng với khách hàng.
Nhiều thương hiệu lớn sử dụng Gamification để thu hút khách hàng
(Nguồn: Brandsvietnam)
Với hơn 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu, Yu-kai Chou đã cho ra đời mô hình động lực Octalysis, mô hình này được xây dựng dựa trên các yếu tố động lực của con người, dựa vào đó giúp chúng ta ứng dụng vào gamification một cách hiệu quả hơn.
Mô hình động lực này với 8 động lực cốt lõi, giúp chúng ta hiểu thêm về tính cách và động lực khi tham gia vào các hoạt động trò chơi của con người. Nhờ vào mô hình đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn để xây dựng một chiến lược Gamification Marketing hiệu quả.
Giúp bạn dễ hình dung, bài viết này sẽ sử dụng Mini Game Lắc Xì 2023 - Hoàng Thượng Du Xuân để bạn dễ hình dung về các động lực này nha.
Tạo dựng nhiệm vụ và các lý tưởng cần thực hiện để thúc đẩy hành động của người tham gia. Đây là một động lực vô hình khiến người tham gia tin rằng mình chính là những người may mắn “được chọn” để làm một điều gì đó có ý nghĩa. Gamification trong hoạt động marketing để khơi gợi được cho khách hàng động lực này, khách hàng sẽ cảm thấy họ cần có trách nhiệm trong việc xây dựng, duy trì và phát triển các hoạt động.
Game Lắc Xì Momo 2023 với diện mạo ấn tượng
(Nguồn: Momo)
Xây dựng một lộ trình từ cấp thấp đến cấp cao sẽ tạo động lực thúc đẩy cho người tham gia khiến họ cảm thấy như mình đang thăng hạng. Đạt được những thành tựu mới và học hỏi được thêm nhiều kỹ năng trong quá trình tham gia Gamification chính là lời khích lệ rõ ràng nhất cho quá trình tự vượt qua bản thân của người chơi, khiến họ cảm giác được mình đạt được thành tựu và tiến bộ rõ rệt hơn.
Thành quả thu được sau mỗi hành trình chơi thúc đẩy tâm lý tiếp tục chinh phục của người tham gia
(Nguồn: Momo)
Người tham gia trò chơi sẽ cảm thấy mình là một phần quan trọng trong game nếu được quyền sáng tạo và đóng góp ý kiến để hoàn thiện trò chơi trở nên tốt hơn. Nhiều chương trình trao cho người chơi được quyền thỏa sức sáng tạo trên các thiết bị để thu hút và giữ chân người chơi lâu dài.
Đây cũng là một cách để tăng tính đa dạng và giúp cho trò chơi luôn mới mẻ, phù hợp với sở thích cá nhân của từng người tham gia.
Con người thường có cảm giác thích thú và trân trọng hơn khi bản thân sở hữu một thứ gì đó và đó cũng chính là động lực thứ 4 tác động đến tâm lý người chơi, giúp người chơi dành nhiều sự quan tâm hơn và hỗ trợ phát triển những thứ mình đang sở hữu một cách tốt hơn.
Chính vì thế, rất nhiều hoạt động trong Gamification trao những phần quà được cá nhân hóa dành riêng cho từng đối tượng người chơi. Những món quà đó được người tham gia tích lũy trong quá trình chơi như một thành tựu chứng minh bản thân.
Các sự kiện Lắc Xì 2023 cho phép bạn cùng bạn bè chơi đối kháng nhận quà
(Nguồn: Momo)
Ngày nay, khi hệ thống công nghệ và Internet không ngừng phát triển, nền tảng mạng xã hội trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Những yếu tố thúc đẩy tạo ra ảnh hưởng xã hội như được biết đến, được công nhận, trách nhiệm xã hội, sự cạnh tranh, gợi nhớ hay thậm chí là cả sự ghen tị.
Các hoạt động như nhận quà thông qua lượt tương tác của bài chia sẻ lên mạng xã hội, mời bạn bè tham gia để thưởng xu hay tăng lượt chơi… là các cách ứng dụng ảnh hưởng xã hội của người tham gia trong gamification marketing.
Con người thường có tâm lý suy nghĩ rằng “cái gì càng hiếm thì càng quý”, chính vì thế khi siết chặt về lượt chơi, vật phẩm, quà tặng… chính là yếu tố kích thích người chơi hứng thú hơn và nảy sinh mong muốn chinh phục trò chơi. Đây là một yếu tố thúc đẩy động lực quan trọng.
Có nhiều chương trình chỉ cho 1 hoặc 2 lượt chơi mỗi ngày hoặc lượt chơi được cấp lại sau 30 phút làm kích thích tâm lý người chơi ngóng trông lượt chơi mới để tiếp tục chinh phục trò chơi.
Cơ hội giật lì xì với tổng giá trị cao lên đến 200 triệu tăng kích thích cho người chơi
(Nguồn: Momo)
Chúng ta thường thấy hứng thú trước những điều bất ngờ và tò mò hơn trước những điều mà chúng ta chưa thể biết trước. Đó chính là một yếu tố được xây dựng để lôi cuốn, thu hút người chơi.
Các chương trình Gamification thường có nhiều sự thay đổi, cập nhật liên tục giao diện, tính năng của nhân vật, của game, hình thức quà tặng… khiến chúng ta bị “cuốn” vào những điều mới mẻ, khơi dậy sự tò mò của người chơi một cách tự nhiên.
Cảm giác mất mát, hụt hẫng khi chỉ còn 1 mạng duy nhất trong game hay chỉ còn cơ hội 1 ngày cuối cùng để săn được quà tặng giá trị cũng là một đòn tác động mạnh vào tâm lý của người tham gia. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều thương hiệu giật tít: “Chỉ còn duy nhất một ngày…” , “Ưu đãi diễn ra duy nhất trong…” để làm động lực thúc đẩy hành động của người tham gia.
Khoảng thời gian ngắn tạo ra động lực giúp người chơi ghi nhớ rõ hơn
(Nguồn: Momo)
Việc đưa gamification vào hoạt động marketing một cách khéo léo sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những tác động tích cực với khách hàng, giúp quảng bá thương hiệu và tăng doanh thu một cách tự nhiên và hiệu quả. Kết nối cũng Woay để tạo các giải pháp về trò chơi game hóa hiệu quả cho doanh nghiệp bạn nhé!
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay