Game hóa là phương pháp hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong kinh doanh bởi khả năng tăng số, tỷ lệ chuyển đổi và độ nhận diện thương hiệu. Trên thực tế, rất nhiều “ông lớn” đã thành công khi ứng dụng phương pháp này vào quản trị bán hàng, nhân sự hay marketing.

Cùng WOAY điểm tên 8 phương pháp sáng tạo để ứng dụng Gamification trong kinh doanh qua bài viết sau đây.

Bài viết liên quan:

ngay-cang-co-nhieu-thuong-hieu-ung-dung-gamification-trong-kinh-doanh-tren-cac-nen-tang-so

Ngày càng có nhiều thương hiệu ứng dụng Gamification trong kinh doanh trên các nền tảng số

1. Chuyển đổi hiệu quả và biến các chỉ số thành mục tiêu của trò chơi

KPI là chỉ số đo lường hiệu quả công việc, được thể hiện qua các tỷ lệ, số liệu và chỉ tiêu định lượng. KPI được xem là yếu tố cơ bản giúp doanh nghiệp quản trị hoạt động kinh doanh bởi nó phản ánh được hiệu quả hoạt động của từng phòng ban, bộ phận và cá nhân trong đó. Vì thế, thay vì những con số KPI khô khan, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng game hóa, tạo ra các trò chơi với mục tiêu tương tự.

Ứng dụng Gamification trong kinh doanh được thể hiện qua các phần mềm quản trị với nhiều phân hệ khác nhau, tùy theo từng đối tượng người chơi. Trong đó, các tiêu chí đánh giá và chỉ số đo lường vẫn được đảm bảo, giúp nhà quản trị dễ dàng quản lý được hiệu suất công việc của nhân viên. Trên thực tế, những trò chơi như vậy đã mang đến hiệu quả tích cực, thể hiện ở cả mặt chỉ số kinh doanh và tâm lý nhân sự.

game-hoa-mang-lai-hieu-qua-trong-quan-tri-kinh-doanh-va-nhan-su

Game hóa mang lại hiệu quả trong quản trị kinh doanh và nhân sự

Theo ông Travis Haninger – đồng sáng lập kiêm giám đốc trải nghiệm khách hàng tại SequoiaCX thì việc thiết lập mục tiêu có vai trò quyết định đến sự thành công của hoạt động game hóa. Mục tiêu sẽ khả thi hơn nếu được chia theo từng tuần, từng tháng hoặc từng quý và có phần thưởng khuyến khích - động lực đi kèm, góp phần tạo nên sự cố gắng của nhân viên, giúp họ tập trung hơn vào công việc và tạo ra thành quả.

2. Tạo sự liên kết và cạnh tranh giữa các phòng ban

Cạnh tranh được xem là một trong những động lực của sự phát triển, nhất là trong môi trường tập thể. Ứng dụng Gamification trong quản trị nhân sự tạo ra mối liên kết và cạnh tranh giữa các phòng ban, bộ phận với nhau. Không chỉ giúp duy trì việc cạnh tranh lành mạnh, game hóa còn làm nên tính gắn kết và tinh thần đồng đội cho các nhóm nhân viên. Điều quan trọng hơn hết là nó giúp nhân viên thay đổi tâm lý một cách tự nhiên, từ “phải làm” trở thành “muốn chơi”.

gamification-tao-su-lien-ket-va-canh-tranh-giua-cac-bo-phangamification-tao-su-lien-ket-va-canh-tranh-giua-cac-bo-phan

Gamification tạo sự liên kết và cạnh tranh giữa các bộ phận

Nhà quản trị có thể thiết lập một hệ thống nhiệm vụ, quy định rõ mục tiêu và phần thưởng cho từng cột mốc hoàn thành. Đây là cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, thôi thúc các thành viên trong nhóm phối hợp cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ, tích lũy điểm thưởng. Ở một chiều hướng khác, các phòng ban sẽ phải cân đối giữa việc liên kết và cạnh tranh. Liên kết để thực hiện mục tiêu chung và cạnh tranh để chứng tỏ năng lực riêng của đội nhóm mình.

Thành quả của việc ứng dụng Gamification trong kinh doanh nói chung và quản trị nhân sự nói riêng được nhắc đến tại khảo sát của Talent LMS. Theo đó, game hóa công việc khiến 79% số nhân viên có thêm động lực làm việc. 85% nhân viên cảm thấy hứng thú và tận hưởng hơn khi làm việc với các phần mềm game hóa. Đặc biệt, 97% nhân viên ở độ tuổi trên 45 khẳng định game hóa mang đến tác động tích cực cho chất lượng công việc của họ.

3. Thúc đẩy sự thay đổi trong hành vi của từng nhân viên và tập thể

Cảm xúc tự hào, thỏa mãn khi đạt được thành tựu là những động lực cơ bản để thúc đẩy tiềm năng bên trong mỗi người. Do đó, kích thích sự cống hiến của nhân viên chính là nền tảng cho thành công chung của doanh nghiệp. Các nhà quản trị có thể bắt đầu bằng việc thay đổi hành vi của từng cá nhân, giúp họ ý thức được đóng góp tích cực của mình đến thành quả tập thể.

game-hoa-thuc-day-dong-luc-tang-doanh-so-ban-hang

Game hóa thúc đẩy động lực, tăng doanh số bán hàng

Game hóa đang dần trở thành công cụ mạnh mẽ trong việc thúc đẩy động lực, giúp nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ứng dụng Gamification tăng số và hiệu quả kinh doanh lên đáng kể khi đánh vào tâm lý muốn cống hiến, thể hiện năng lực bản thân của mỗi nhân viên. Thông qua trò chơi, doanh số không còn là gánh nặng. Ngược lại, nó trở thành mục tiêu hướng đến, là phương tiện chứng tỏ cho thành công cá nhân và tập thể.

Bên cạnh đó, ứng dụng game hóa trong công việc còn là cách giúp nhân viên học hỏi và phát triển khả năng. Cisco đã tạo ra một chương trình đào tạo kỹ năng truyền thông xã hội với nhiều cấp độ danh hiệu. Sau các khóa học, bộ phận account đã học được cách tiếp cận khách hàng thông qua Twitter. Khối quản lý nhân lực biết cách dùng LinkedIn để đến gần hơn với ứng viên. Các vị trí khác cũng nhận được những lợi ích tương tự từ chương trình này.

4. Kích thích sự tương tác của người dùng với sản phẩm

“Gamification là gì?” và “Game hóa có tác dụng như thế nào?” là những thắc mắc thường gặp nhất. Về cơ bản, game hóa là chất xúc tác đưa người dùng đến gần hơn với doanh nghiệp. Từ những tương tác với trò chơi mà doanh nghiệp đưa ra, khách hàng sẽ dần có cái nhìn thiện cảm với sản phẩm, dịch vụ. Xa hơn nữa, từ khách hàng tiềm năng, họ có thể trở thành khách hàng trung thành, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

nhiem-vu-hang-ngay-tren-duolingo

Nhiệm vụ hàng ngày trên Duolingo

Duolingo đã tạo ra một chiến dịch trên các thiết bị di động để giúp cho việc học ngoại ngữ trở nên thú vị và thu về nhiều tương tác hơn. Phần mềm học ngoại ngữ này đã yêu cầu người dùng đặt ra các mục tiêu và chia nhỏ chúng thành nhiệm vụ hàng ngày. Người dùng truy cập ứng dụng thường xuyên để hoàn thành tác vụ sẽ nhận được các điểm thưởng từ Duolingo.

Duolingo đã ứng dụng Gamification trong kinh doanh một cách hiệu quả. Trong chiến dịch của mình, Duolingo đã thu hút được một lượng tương tác lớn từ người dùng. Việc tương tác của người dùng với trò chơi hay sản phẩm đều rất tự nhiên, không hề gượng ép. Người dùng có các trải nghiệm thú vị còn doanh nghiệp thì đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.

5. Cải thiện và nâng cao khả năng hiển thị trực tuyến

Với sự phát triển bùng nổ của internet thì việc tên thương hiệu được nhắc đến nhiều trên các nền tảng số sẽ là lợi thế cạnh tranh cực lớn. Thực tế, rất nhiều chiến dịch marketing được thực hiện chỉ để phục vụ cho mục đích phủ sóng thương hiệu. Với khả năng thu hút lượng lớn tương tác, game hóa là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp trong nỗ lực cải thiện hiển thị trực tuyến.

chien-dich-nike-run-club-khai-thac-tinh-than-canh-tranh-cua-nguoi-tham-gia

Chiến dịch Nike + Run Club khai thác tinh thần cạnh tranh của người tham gia

Nike cũng ứng dụng Nike + Run Club là ví dụ trực quan nhất về Gamification. Ứng dụng cho phép người dùng cá nhân hóa chương trình tập luyện thông qua trình độ hiện tại. Đồng thời, những người tham gia cũng có thể cùng nhau vượt qua thử thách để nhận được danh hiệu. Bằng cách khai thác tinh thần cạnh tranh, chiến dịch này đã thành công vang dội và đưa Nike đến gần hơn với khách hàng.

6. Tạo cơ hội để mọi người được nói và tranh luận

Tương tác của người dùng với trò chơi có thể đến từ các ý kiến, phản hồi và tranh luận. Những điều này chứng tỏ chiến dịch game hóa của doanh nghiệp đã có sự ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng người tham gia, khiến họ luôn phải suy nghĩ và nói về nó. Tương tự, trong quản trị nhân sự, việc nhân viên nói lên chính kiến và thảo luận cùng nhau cũng là cơ sở để tìm ra các ý tưởng mới.

gamification-cua-thuong-hieu-samsung

Gamification của thương hiệu Samsung

Samsung là thương hiệu đã thành công trong việc thúc đẩy tương tác của khách hàng bằng hình thức game hóa. Nhãn hàng này đã tạo ra một website, đăng tải lên đó nhiều video hấp dẫn để người dùng cùng xem và thảo luận về nó. Những người tham gia tích cực nhất sẽ nhận được huy hiệu như một phần thưởng cho sự đóng góp của mình.

7. Kết hợp với công nghệ: đưa gamification vào trải nghiệm người dùng trên app & website

Ứng dụng Gamification trong kinh doanh được xem là xu hướng thời thượng nhất hiện nay. Với sự hỗ trợ của công nghệ, game hóa trở nên gần gũi và tiếp cận với người dùng nhanh hơn. Trên tinh thần đó, McDonald’s đã xây dựng một chiến dịch nhằm tăng độ chính xác trong quy trình phục vụ, tăng doanh thu và giảm thời gian phục vụ.

mc-donald-s-ung-dung-cong-nghe-vao-game-hoa-thanh-cong

McDonald’s ứng dụng công nghệ vào game hóa thành công

McDonald’s đã thiết kế một trò chơi trên ứng dụng và các nền tảng order đồ ăn của mình dành cho các nhân viên ở quầy tính tiền. Trò chơi này không chỉ mang lại hiệu quả trong việc giúp nhân viên hiểu thêm về sản phẩm mà còn đẩy nhanh thời gian hoàn thành quy trình (giảm 7.9 giây ở thực tế khi làm việc). Điều này đã giúp McDonald’s tăng doanh thu của mình.

Đặc biệt, nhân viên tham gia game còn có cơ hội nhận được các danh hiệu như: Perfection (vượt qua thử thách 100% chính xác), Beat the clock (kết thúc trò chơi trước mốc thời gian cho phép), Time to spare (hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ/đơn hàng trước thời hạn), Three on the bounce (order đúng 3 đơn hàng cùng 1 dây),…

8. Chuyển hóa sự đơn điệu thành các hoạt động thú vị

Điều thú vị nhất của Gamification là biến những điều đơn điệu trở nên thú vị. Những thông điệp, bài học khô khan sẽ thu hút hơn khi kết hợp cùng các trò chơi trực quan, sinh động. Với mục tiêu liên kết trò chơi với thực tế, Quân đội Hoa Kỳ đã tạo ra một chương trình mô phỏng chiến tranh.

chien-dich-gamification-cua-quan-doi-hoa-ky

Chiến dịch Gamification của Quân đội Hoa Kỳ

Không chỉ giúp người trẻ hiểu hơn về đời sống quân đội, trò chơi này còn giúp họ chuẩn bị tinh thần trước khi bước vào kỳ huấn luyện thực tế. Chiến dịch game hóa của Quân đội Hoa Kỳ đã thu hút được một lượng lớn người tham gia. Sau những trải nghiệm thú vị, huấn luyện quân đội đối với họ không còn là điều quá đáng sợ, thậm chí nhiều người còn sẵn sàng đăng ký để nhập ngũ.

Game hóa là công cụ hiệu quả cho việc quản lý doanh nghiệp, kinh doanh và tăng hiệu suất. Ứng dụng Gamification trong kinh doanh sẽ là khởi đầu mới và là tiền đề cho những thành công sắp tới của thương hiệu. Quý khách hàng có nhu cầu tạo lập mini game, tư vấn về game hóa có thể liên hệ với WOAY để được hỗ trợ.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi WOAY.

Đăng bởi: admin