Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của internet, social media đã trở thành công cụ quan trọng hàng đầu để giúp thương hiệu thời trang tương tác và tạo mối quan hệ gắn kết với khách hàng. Tuy nhiên, để tiếp thị trên mạng xã hội hiệu quả, các thương hiệu cần phải có một kế hoạch thực hiện rõ ràng và tối ưu. Dưới đây là các bước cần thiết để giúp bạn tạo ra một chiến lược social marketing thời trang thành công. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bài liên quan:

social-marketing-thoi-trang-giup-thuong-hieu-tuong-tac-gan-ket-voi-khach-hang-tot-hon

Social marketing thời trang giúp thương hiệu tương tác, gắn kết với khách hàng tốt hơn
(Nguồn: textileconsult.co.uk)

1. Chọn nền tảng

Trước khi bắt đầu bất kỳ chiến lược social marketing nào, bạn đều cần phải xác định được nền tảng thích hợp nhất cho mục đích của mình. Các nền tảng phổ biến hiện nay bao gồm Facebook, Instagram, Tiktok và Youtube. Mỗi nền tảng có cách tiếp cận và đối tượng khác nhau, vì vậy các thương hiệu cần phải nghiên cứu kỹ trước khi quyết định sử dụng nền tảng nào.

Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn chọn nền tảng social phù hợp:

  • Facebook: Là kênh social media lớn và phổ biến nhất thế giới, Facebook hiện có hơn 2,9 tỷ người dùng ở tất cả các độ tuổi, trong đó phổ biến nhất là từ 25 – 34 tuổi. Nền tảng này cung cấp khá nhiều công cụ quảng cáo hữu ích cho fashion marketing như: Carousel Ads, Feature Videos, Abandoned Cart Ads,…
  • Instagram: Instagram hiện có hơn 1,47 tỷ người dùng, chủ yếu là gen Z. Sử dụng nền tảng này, các thương hiệu thời trang có thể đăng tải hình ảnh, video sản phẩm một cách trực quan, sinh động và thu hút khách hàng tốt hơn.
  • Tiktok: Nền tảng này đang trở thành xu hướng mới trong việc tiếp cận đến khách hàng trẻ tuổi (thế hệ Z và Millennial). Với hơn 1 tỷ người dùng, Tiktok cung cấp các tính năng video ngắn và âm nhạc, giúp các thương hiệu kết nối và tương tác với khách hàng tốt hơn.
  • Youtube: Với hơn 2,56 tỷ người dùng, Youtube là nơi tốt nhất để bạn chia sẻ các video hướng dẫn, đánh giá sản phẩm và các video khác liên quan đến thời trang.

Như vậy, nếu chiến lược marketing thời trang muốn tiếp cận đến đối tượng khách hàng gen Z và Millennial, bạn có thể chọn Tiktok hoặc Instagram. Còn trong trường hợp khách hàng là thế hệ 8X, đầu 9X thì Facebook và Youtube là những nền tảng lý tưởng hơn.

neu-nham-vao-khach-hang-gen-z-millennial-thi-chac-chan-ban-khong-nen-bo-qua-nen-tang-tik-tok

Nếu nhắm vào khách hàng gen Z, Millennial thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua nền tảng TikTok
(Nguồn: brands.joinstatus.com)

2. Tạo các trang cửa hàng online

Facebook và Instagram hiện đã cung cấp tính năng "Shop", cho phép các thương hiệu tạo trang cửa hàng trực tuyến ngay trên nền tảng mạng xã hội của mình.

Bằng cách này, người dùng sẽ có được một trải nghiệm mua sắm liền mạch và thuận tiện hơn. Chỉ bằng vài cú click chuột, họ đã có thể khám phá và mua được sản phẩm thời trang mới ngay trên page mà không cần phải chuyển sang bất kỳ website nào khác.

Thực tế cho thấy, các shop trực tuyến trên social media hoạt động rất hiệu quả. Theo thống kê, có khoảng 130 triệu người nhấp vào các bài bán hàng trên Instagram Shop mỗi tháng.

facebook-shop-giup-dem-den-trai-nghiem-mua-sam-lien-mach-hon

Facebook Shop giúp đem đến trải nghiệm mua sắm liền mạch hơn
(Nguồn: mfvietnam.com)

3. Tạo lịch bài đăng

Muốn chiến lược marketing cho shop thời trang đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn cần tạo được lịch đăng bài thường xuyên và phù hợp với đối tượng mục tiêu cũng như nền tảng mà mình lựa chọn.

Một số yếu tố bạn cần xem xét gồm có:

  • Tần suất đăng bài: Tần suất đăng bài phụ thuộc vào nền tảng mạng xã hội của bạn. Ví dụ như trên Facebook, tần suất đăng bài có thể là 1-2 lần một ngày.
  • Thời gian đăng bài: Đăng bài đúng khung giờ vàng sẽ giúp bạn tiếp cận với khách hàng mục tiêu tốt hơn. Ví dụ như trên Instagram và Facebook, thời gian tốt nhất để đăng bài là từ 15h – 24h (theo Hubspot).
  • Nội dung bài đăng: Nên kết hợp nhiều loại bài đăng khác nhau để tạo sự đa dạng cho trang social của mình. Gợi ý, bạn có thể đăng bài trên Instagram Stories theo công thức: quảng cáo 25%, nội dung truyền cảm hứng 30%, nội dung giáo dục 15% và nội dung giải trí 30%.

4. Đầu tư vào Influencer marketing

Hiện nay, thị trường fashion influencer toàn cầu được định giá khoảng 1,5 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng dự kiến là 35,7% vào năm 2027.

Việc hợp tác với người có tầm ảnh hưởng sẽ giúp chiến lược social marketing thời trang của bạn tiếp cận được với một lượng lớn khách hàng tiềm năng và tăng cường sự tín nhiệm của thương hiệu.

Tuy nhiên, trước khi “chọn mặt gửi vàng”, bạn cần nắm thông tin của các nhóm influencer hiện nay:

  • Nano: Là nhóm influencer có ít hơn 5.000 người theo dõi. Tuy sức ảnh hưởng của nhóm này không quá lớn nhưng chi phí hợp tác khá thấp và mức độ tương tác của khán giả rất cao.
  • Micro: Là những influencer với 5.000 - 20.000 người theo dõi. Họ có thể truyền đạt thông điệp một cách chi tiết và cá nhân hóa.
  • Mid-tier: Những người có ảnh hưởng với 20.000 - 100.000 người theo dõi.
  • Macro: Influencer với 100.000 - 1 triệu người theo dõi.
  • Người nổi tiếng (Celebrity): Có hơn một triệu người theo dõi. Họ có thể giúp thương hiệu của bạn tiếp cận được đông đảo khách hàng, khả năng viral cao nhưng chi phí hợp tác thì rất đắt đỏ.

Tùy theo mục tiêu chiến lược social media marketing và ngân sách thực tế mà thương hiệu có thể lựa chọn influencer phù hợp.

Lưu ý, bạn không chỉ cần quan tâm số lượng người theo dõi, mà còn phải xét đến tỷ lệ tương tác của influencer trên mỗi bài đăng. Tốt nhất, nên tìm kiếm những người có lượng comment, like, share cao. Bởi vì điều này cho thấy họ có khả năng thu hút và tương tác với khán giả của mình.

influencer-marketing-la-chien-dich-truyen-thong-dem-lai-hieu-qua-viral-rat-lon-tren-mang-xa-hoi

Influencer marketing là chiến dịch truyền thông đem lại hiệu quả viral rất lớn trên mạng xã hội
(Nguồn: gigapay.co)

5. Đăng tải những content khách hàng (UGC)

User-generated content (UGC) là những nội dung được tạo bởi chính khách hàng. Đó có thể là hình ảnh, text, video hoặc đánh giá về sản phẩm,…

Các dạng content này rất được yêu thích trên nền tảng mạng xã hội, có thể giúp tạo hiệu ứng viral cực tốt cho hoạt động marketing thời trang. Theo nghiên cứu, 73% khách hàng nói rằng UGC làm tăng niềm tin mua hàng của họ. Không chỉ vậy, khoảng 61% người tiêu dùng khẳng định UGC khuyến khích họ tương tác với thương hiệu nhiều hơn.

6. Sử dụng hashtag về thời trang

Sử dụng hashtag là một cách hay để giúp bài đăng của bạn tăng khả năng xuất hiện trên các nền tảng social media. Bạn có thể sử dụng các hashtag về thời trang để giúp nội dung của mình trở nên phổ biến và được tìm thấy dễ dàng hơn.

Vậy nên sử dụng bao nhiêu hashtag? Câu trả lời còn phụ thuộc vào nền tảng mà bạn sử dụng. Nếu trên Instagram, các thương hiệu chỉ nên sử dụng từ 3 – 5 thẻ #hashtag để đạt được phạm vi tiếp cận tối đa. #styleinspo, #jeans và #swimwear là những hashtag được sử dụng nhiều nhất trên nền tảng này ở thời điểm hiện tại.

Còn trên Tiktok, nếu muốn chiến lược marketing thời trang của mình tiếp cận với nhiều người dùng, bạn có thể sử dụng một số thẻ hashtag phổ biến sau đây: #OOTD, #lookbook, #streetstyle và #fashionblogger.

dung-hashtag-phu-hop-se-giup-thuong-hieu-thoi-trang-de-tiep-can-voi-nguoi-dung-muc-tieu-hon

Dùng hashtag phù hợp sẽ giúp thương hiệu thời trang dễ tiếp cận với người dùng mục tiêu hơn
(Nguồn: toponseek.com)

7. Ưu tiên dịch vụ khách hàng

Có tới 64% người dùng nói rằng họ muốn nhắn tin hơn là phải gọi điện cho người tư vấn. Vì vậy, hãy nâng cao dịch vụ khách hàng bằng cách tập trung đào tạo nhóm hỗ trợ trên social media.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến tốc độ khi xử lý các tin nhắn trực tiếp từ khách hàng. Theo thống kê, có tới 76% người dùng mong đợi thương hiệu phản hồi trong vòng 24 giờ và 13% muốn nhận được câu trả lời trong một giờ đầu tiên. Do đó, bạn cần phản hồi bình luận, tin nhắn của người dùng trên mạng xã hội một cách nhanh chóng.

8. Sử dụng content trending

Mọi người luôn thích cập nhật những thông tin, sự kiện mới mẻ. Do đó, khi xây dựng marketing thời trang, bạn nên tận dụng tâm lý này và đăng tải các nội dung bắt trend dưới dạng memes, challenges, video ngắn,… để kích thích tương tác.

Nên sử dụng các công cụ như Buzzsumo để tìm hiểu xem người dùng đang quan tâm điều gì và theo dõi những sản phẩm nào. Như vậy, bạn xây dựng “nội dung theo dòng sự kiện” một cách chính xác và hiệu quả hơn.

9. Theo dõi tâm lý khách hàng (customer sentiment)

Theo dõi tâm lý khách hàng sẽ giúp thương hiệu đánh giá được cảm nhận và suy nghĩ của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Để hiểu được người dùng mạng xã hội, bạn có thể thực hiện các cách sau:

  • Sử dụng các công cụ như Google Trends, BuzzSumo, hoặc Ahrefs để tìm kiếm từ khóa phổ biến, nội dung được người dùng quan tâm.
  • Theo dõi các cuộc thảo luận trên mạng xã hội liên quan đến sản phẩm, thương hiệu hoặc chiến dịch marketing thời trang của bạn.
  • Sử dụng các công cụ phân tích mạng xã hội như Brandwatch, Hootsuite Insights hoặc Mention để phân tích dữ liệu trên nhiều nền tảng khác nhau và đưa ra các báo cáo chi tiết về khách hàng.
  • Tương tác với khách hàng trên mạng xã hội nhiều hơn. Hãy trả lời các bình luận, đánh giá của người dùng, đặt câu hỏi và tìm hiểu thêm về nhu cầu của khách hàng.

10. Đầu tư quảng cáo trả phí

Các nền tảng mạng xã hội đang hướng tới mô hình trả phí. Do đó, dù có chiến lược truyền thông khá tốt nhưng nhiều thương hiệu vẫn không đảm bảo sẽ tiếp cận được đúng đối tượng. Lấy Facebook làm ví dụ, một bài đăng trên Trang của thương hiệu chỉ tiếp cận được khoảng 5,2% người theo dõi.

Do đó, bạn cần thực hiện quảng cáo trả phí để các nội dung marketing thời trang đến được với đúng độc giả. Sau đây là một số lưu ý nhỏ để giúp quảng cáo của bạn trở nên tối ưu hơn:

  • Thử những hình ảnh sắc nét, bắt mắt và tối giản.
  • Thử nghiệm các định dạng quảng cáo khác nhau (băng chuyền, ảnh đơn lẻ, canvas, video,...).
  • Hiển thị đánh giá hoặc xếp hạng của khách hàng.
  • Sử dụng các CTA rõ ràng, mạnh mẽ.
  • Đặt quảng cáo ở 1 vài vị trí nhất định, sau đó dựa vào số liệu để phân tích. Sau đó, xóa quảng cáo ở một số vị trí không hiệu quả và tăng giá thầu cho những nơi hoạt động tốt.
  • Tuân thủ các quy định và chính sách của mạng xã hội để tránh bị xử phạt hoặc tài khoản bị khóa.

cac-nen-tang-dang-huong-nguoi-dung-den-quang-cao-tra-phi

Các nền tảng đang hướng người dùng đến quảng cáo trả phí
(Nguồn: oviond.com)

Mạng xã hội là một công cụ vô cùng mạnh mẽ để giúp các thương hiệu fashion tiếp xúc, tương tác với người dùng nhiều hơn. Nếu biết sử dụng đúng nền tảng và đưa ra phương án social marketing thời trang phù hợp thì chắc chắn bạn sẽ có thể phát triển thương hiệu và bức phá doanh số. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm cơ sở để xây dựng được kế hoạch tiếp thị tối ưu cho riêng mình. Chúc bạn thành công!

Đăng bởi: admin