Phần mềm Autodesk 3DS Max được phát hành bởi doanh nghiệp Autodesk, một “gã khổng lồ” về thiết kế và dịch vụ phần mềm của Hoa Kỳ. Phần mềm hỗ trợ người dùng thiết kế, vẽ vật thể 3 chiều, bao gồm mô hình 3D, hoạt hình,...
Phần mềm Autodesk 3DS Max được phát hành bởi doanh nghiệp Autodesk, một “gã khổng lồ” về thiết kế và dịch vụ phần mềm của Hoa Kỳ. Phần mềm hỗ trợ người dùng thiết kế, vẽ vật thể 3 chiều, bao gồm mô hình 3D, hoạt hình,...
Autodesk đã gặp một thách thức lớn khi khách hàng chưa tin dùng sản phẩm của họ. Bởi sản phẩm của Autodesk giao động từ 1.200 - 5.000 đô la, đây là một con số khiến khách hàng đắn đo liệu sản phẩm của Autodesk có quá đắt?
Để giải quyết vấn đề này, Autodesk đã cho phép người dùng quyền lợi được sử dụng thử dịch vụ của họ 30 ngày miễn phí. Nhưng Autodesk thấy rằng, người dùng thử chỉ trải nghiệm một lần trên phần mềm mà thôi! Điều này đặt ra một thách thức mới cho họ - làm thế nào để tăng tương tác với khách hàng tiềm năng hiệu quả và chuyển đổi được nhiều đơn hàng hơn?
Và Autodesk đã thúc đẩy tương tác với khách hàng tiềm năng bằng cách ứng dụng Gamification vào phần mềm của mình khi phát triển một game trực tuyến “Undiscovered Territory” - nhằm chuyển đổi người dùng miễn phí sang trả phí, giúp tăng doanh số bán hàng.
Một trò chơi phiêu lưu dựa theo một cốt truyện giải trí, người chơi hoàn thành các nhiệm vụ như thiết kế 3Ds Max, gửi các tệp đã hoàn thành và nhận hộ chiếu để chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Trò chơi bắt đầu với một nhiệm vụ ở Coimbra, Bồ Đào Nha và di chuyển đến các địa điểm khác nhau khi qua các màn trò chơi.
Điểm quan trọng là người chơi sẽ đăng nhập và tải phần mềm dùng thử Autodesk 3DS Max để hoàn thành các nhiệm vụ.
Với mỗi nhiệm vụ, người chơi sẽ nhận được điểm, huy hiệu, một phần nội dung câu chuyện sẽ được tiết lộ. Và số điểm của người chơi sẽ được hiển thị trên bảng xếp hạng.
Những nhiệm vụ thú vị, tính năng game mới lạ đã giúp Undiscovered Territory mang lại những thu hoạch ngoài mong đợi khi tăng đến 54% người trải nghiệm bản dùng thử Autodesk 3DS Max và chuyển đổi thành công 40% số người dùng mua phần mềm này.
Autodesk đã ứng dụng Gamification vào cơ chế trò chơi Undiscovered Territory, để thúc đẩy nhiều người tham gia và chuyển đổi mua hàng, giúp tăng doanh số.
Theo Richard Bartle từ Bài kiểm tra Tâm lý học Bartle đã chia mọi người chơi trò chơi thành 4 loại đơn giản:
Autodesk đã tạo ra trò chơi Undiscovered Territory này nhằm hướng đến loại người chơi The Achiever, The Explorer và The Killer:
Và Autodesk đã ứng dụng chính xác động lực này bằng cách lồng ghép huy hiệu cũng như điểm số, bảng xếp hạng thúc đẩy nhiều người chơi game của mình.
Cách Autodesk ứng dụng động lực này là tạo ra một chuyến phiêu lưu thế giới cho khách hàng trải nghiệm, đi từng quốc gia thực hiện nhiệm vụ và đổi lấy hộ chiếu.
Để thu hút nhóm người chơi này game của Autodesk đã lồng ghép thêm tính năng bảng xếp hạng. Họ sẽ chơi nhiều hơn để cạnh tranh nhau giành vị trí cao nhất.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu, Yu-kai Chou đã cho ra đời mô hình 8 động lực Octalysis, mô hình này được xây dựng dựa trên các yếu tố động lực của con người, dựa vào đó giúp chúng ta ứng dụng Gamification một cách hiệu quả hơn.
Autodesk đã tạo ứng dụng thành công động lực 03 động lực trong 08 động lực mà Yu-kai Chou nghiên cứu để thúc đẩy người tham gia game:
Autodesk đã ứng dụng thành công khi mỗi màn chơi của Undiscovered Territory, người chơi có thể thấy chiến phiêu lưu ngày càng sắp về đích. Thông qua việc hoàn thành nhiệm vụ thiết kế 3Ds Max, gửi các tệp đã hoàn thành và nhận hộ chiếu,…
Bảng xếp hạng của trò chơi Undiscovered Territory đã thúc đẩy động lực này, khi bảng xếp hạng tăng lên người chơi sẽ có cảm giác được công nhận và có trách nhiệm từ xã hội vì đây là cộng đồng người tham gia cùng.
Đó là lý do game Undiscovered Territory được tạo ra dựa trên một cốt truyện giải trí, người chơi sẽ không thể biết được câu chuyện sẽ như thế nào nếu không chơi đến chặn cuối cùng. Nó đã thúc đẩy rất mạnh sự tò mò của người chơi về câu chuyện và tiếp tục chơi cho đến cùng.
Đương nhiên, việc sử dụng Gamification cũng “đòn bẩy” cho chiến dịch này, không còn là một trò chơi đơn thuần mà nó còn là một nơi để những khách hàng mong muốn được trải nghiệm sản phẩm và cũng là tiền đề cho Autodesk tăng được doanh số của mình.
Cũng như Autodesk, Starbucks đã ứng dụng Gamification thành công khi tạo app tích điểm và kết quả là sau chiến dịch doanh thu Starbucks tăng 6 tỷ USD.
--
Mỗi ngày một con số là chuỗi bài viết về Gamification Marketing do Woay (nền tảng thiết kế minigame) tổng hợp & soạn thảo. Thông qua việc chia sẻ con số mỗi ngày, Woay sẽ giúp bạn đến gần hơn với Gamification & cách ứng dụng hiệu quả vào doanh nghiệp.
Tụi mình rất cầu thị lắng nghe góp ý từ bạn đọc. Nên bài viết có sai sót gì mong mọi người góp ý thêm.
Mọi người đều đọc