Burger King là một chuỗi thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ, với sản phẩm chính là burger. Hiện tại, thương hiệu đang có hơn 17,796 cửa hàng phục vụ trên 100 quốc gia khác nhau (2018). Có thể thấy, thương hiệu này có sức ảnh hưởng rất lớn tới văn hóa đường phố ẩm thực thế giới, khi những cửa hàng ở các nước như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc,... luôn nhận lượng khách ổn định mỗi ngày.



Vào năm 2015, Burger King đã cho ra mắt chiến dịch “We Love Big” như một lời tuyên chiến thẳng thừng với “đàn anh” McDonald. Bằng việc ‘mượn’ luôn hình ảnh chiếc Big Mac đặc trưng của đối thủ, Burger King đã sử dụng từ “Big” như một điểm nhấn cho toàn bộ chiến dịch truyền thông của họ.

Kịch bản cho chiến dịch thì vô cùng đơn giản. Bạn có thể mang đến cho Burger King bất kỳ những thứ liên quan đến từ “Big”, những văn bản có chứa chữ “Big”,... Cái gì cũng được. Chỉ cần có BIG ITEM, bạn sẽ nhận được BIG VOUCHER khi mua Burger King.

Thành quả thu về sau chiến dịch

Tổng cộng, sau chiến dịch, Burger King thu về được:

  • 66.000 vouchers được phát ra. Tương ứng với 66.000 những thứ “Big” được khách hàng mang tới trong suốt chiến dịch.
  • 70% khách hàng nhận định họ yêu thích Big King hơn Bic Mac.
  • Giá trị truyền thông tiếp cận lên đến 3,3 triệu USD
  • Doanh thu tăng trưởng 116% so với cùng kỳ năm trước.


Ứng dụng Gamification trong chiến dịch Marketing

Quả là những con số cực kỳ đáng nể phải không? Để thu được những thành công cực lớn như trên, chiến dịch Big King của Burger King đã ứng dụng cực kỳ thành công các động lực cốt lõi thuộc Gamification. Những động lực có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng xã hội và khả năng gợi nhớ
  • Yếu tố mới lạ và Sự tò mò
  • Được sáng tạo và nhận được phản hồi

Vậy, chính xác Burger King đã ứng dụng những động lực cốt lõi này như thế nào? Hãy cùng Woay đón đọc bài viết về Chiến dịch We Love Big của Burger King nhé.

KẾT LUẬN

We Love Big là một sự kết hợp đầy tinh tế giữa văn hóa đại chúng và ứng dụng Gamification. Chiến dịch đã giúp chuỗi burger nước Mỹ thu về tỷ lệ chuyển đổi cực cao. tái định vị vị thế của thương hiệu tại thị trường Nhật Bản. Quả là những thành tựu "đáng gờm" cho một chiến dịch truyền thông đúng không?

Vậy bạn còn ngại chi mà không bắt tay ngay vào thực hiện minigame của mình, ở nền Woay - Nền tảng thiết kế minigame, sẽ có sự hỗ trợ cũng như có những công cụ cần thiết để tạo lập minigame dành cho thương hiệu bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng mình nếu cần sự trợ giúp nào nhé! Chúng mình luôn mong chờ được hợp tác trong những dự án cùng mọi người!

Đăng bởi: admin